Không gian trải nghiệm thực tế ảo (VR) mang tên The Moon Cruise vừa khai trương tại Tokyo sẽ giúp bất cứ ai có thể trải nghiệm cảm giác lên mặt trăng bằng công nghệ thực tế ảo. Công trình được đặt tại Space Travelium TeNQ – Trung tâm trải nghiệm hàng đầu về du hành không gian tại Nhật Bản.
Để tăng cường tính chân thực của trải nghiệm, The Moon Cruise đã sử dụng bộ rung Mover ID, cùng các bộ khuếch đại Quattrocanali và Duecanali của Powersoft để tạo nên trải nghiệm thực tế ảo đặc biệt này. Mỗi một người tham gia đều có thể tự do di chuyển, du hành lên Mặt Trăng, ngắm nhìn Trái Đất từ không gian, bước đi trên bề mặt Mặt Trăng và chụp ảnh qua công nghệ thực tế ảo này
Powersoft Mover
Dự án VR này sử dụng nền tảng STYLY để mô phỏng vũ trụ ngay trong không gian kiến trúc hiện hữu. “Có rất nhiều trải nghiệm VR đã được trình diễn, nhưng chưa từng có công trình nào được lắp đặt với quy mô lớn như thế này,” ông Tsuyoshi Nomura, Giám đốc điều hành tại STYLY, cho biết.
Hệ thống được tích hợp bởi công ty Audio Visual Communications, mô phỏng cảnh phóng tên lửa và hành trình khám phá Mặt Trăng. “Nó biến một không gian vật lý vốn hạn chế thành một môi trường ảo gần như vô tận,” ông Ken Yamada, Phó tổng giám đốc công ty này, chia sẻ. “Cảnh phóng tên lửa, với sự hỗ trợ của bộ rung Mover và các bộ khuếch đại Quattrocanali và Duecanali, kết hợp rung động âm thanh và hình ảnh VR để tạo ra một trải nghiệm giác quan không thể quên.”
Việc tái hiện một vụ phóng tên lửa trong không gian nhỏ gọn và yêu cầu bảo trì thấp ban đầu gặp nhiều thách thức. Ông Nomura cho biết, các bệ rung động truyền thống quy mô lớn không phù hợp vì kích thước cồng kềnh, yêu cầu bảo trì cao và lo ngại về an toàn. “Chúng tôi cần một hướng đi khác và đã đạt được mục tiêu bằng cách thiết kế các giá đỡ mới dễ bảo trì, kết hợp cùng thiết bị rung Mover từ Powersoft”.
Tái hiện cảm giác phóng tên lửa
Powersoft’s Mover là bộ rung động tần số thấp có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Công nghệ này giúp khán giả “cảm nhận âm thanh” thông qua rung động môi trường xung quanh và truyền trực tiếp qua xương, kích thích tai trong để biến rung động thành tần số có thể cảm nhận. Ông Yamada cho biết: “Thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt, dễ lắp đặt và công suất mạnh mẽ của Mover khiến nó trở thành giải pháp lý tưởng cho dự án này.”
Trong cảnh phóng tên lửa, năm bộ rung Powersoft Mover được lắp vào các ghế băng, truyền rung động tần số thấp từ loa BEC IC-120 để tạo hiệu ứng âm thanh – xúc giác đồng nhất. Hệ thống này được cấp nguồn bởi các bộ khuếch đại Quattrocanali 1204 DSP và Duecanali 804 DSP do nhà phân phối Nhật Bản Audiobrains cung cấp.
Theo ông Yamada, thử nghiệm ban đầu cho thấy Mover mang lại hiệu ứng rung động mạnh hơn so với các sản phẩm cạnh tranh, nhờ khả năng truyền qua xương. Ngoài ra, tính năng tạo sub-harmonics của các bộ khuếch đại Quattrocanali và Duecanali cho phép tái tạo tần số siêu thấp cần thiết để mô phỏng vụ phóng tên lửa mà không cần thêm thiết bị bổ trợ.
Ông Nomura kết luận: “Rung động và âm thanh không thể tách rời. Khi một tên lửa thật cất cánh, cơ thể con người chịu tác động từ những rung động và tiếng ồn cực lớn. Powersoft Mover có thể tái tạo rung động mạnh mẽ, tương thích đồng bộ với nguồn âm & hình ảnh VR, giúp tái tạo chân thực trải nghiệm phóng tên lửa. Nhờ đó, chúng tôi đã mang đến trải nghiệm tốt nhất có thể, đúng với yêu cầu ban đầu của khách hàng.”
Trang chủ › Diễn đàn › Powersoft Mover tăng cường trải nghiệm du hành lên Mặt Trăng bằng thực tế ảo VR