Từ lâu, Thụy Điển thường được xem như vùng đất bí ẩn trên bản đồ hi-end thế giới. Tuy nhiên truyền thống chế tạo các thiết bị hi-end của người Thụy Điển đã kéo dài hàng chục năm. Có thể kể đến một số nhãn hiệu “thâm niên” như: Stig Carlsson/Sonab, QLN, Response, Air Tangent….,
Nhưng cũng như đại đa số các nhà sản xuất thiết bị hi-end nổi tiếng ở Bắc Âu, họ thường khép kín trong thị trường nội địa. Chỉ tới gần đây, một trong những thương hiệu hi-end của Thụy Điển, Bladelius đã vươn ra thị trường quốc tế và bắt đầu đặt chân vào Việt Nam.
Chỉ với hơn vài nghìn đô la cho một bộ ampli của Bladelius, người nghe vẫn sẽ được trải nghiệm âm thanh với chất lượng không thua kém những bộ ampli trị giá hàng chục nghìn đô la của những hãng khác. Vậy điều gì đã khiến cho những sản phẩm của hãng âm thanh đến từ Thụy Điển này trở nên đặc biệt như vậy?

Quá trình hình thành và phát triển của Bladelius

thuong hieu Bladelius

Câu chuyện của Bladelius Design Group cần được bắt đầu từ chủ nhân của thương hiệu – Mike Bladelius. Ở Thụy Điển, người ta xem ông như một thiên tài trong lĩnh vực audio hi-end. Những năm còn ở Mỹ, Mike Bladelius đã từng làm việc với “huyền thoại” Nelson Pass – cha đẻ các thiết kế mạch khuếch đại sử dụng sò Mosfet hoạt động ở ampli class A. Lúc đó, Nelson Pass vẫn còn là chủ nhân của công ty Threshold, chuyên về sản xuất ampli cao cấp. Ở Threshold, Mike Bladelius chính thức tạo dựng danh tiếng và từng bước gây dựng sự nghiệp của riêng mình.
Năm 1992, quyền sở hữu công ty thay đổi và Nelson Pass rời khỏi nơi này. Mike tiếp tục làm việc ở Threshold cho đến năm 1994 với vai trò là người thiết kế chủ đạo. Những sản phẩm nôỉ bật nhất của ông trong thời gian này gồm preamp T2 và power-amp T-200. Đây là những chiếc ampli được tạp chí Stereophile đánh giá rất cao và xếp hạng class A.
Không chỉ làm việc cho Threshold, ông còn làm việc với tư cách là người tư vấn thiết kế cho Classé (nơi Mike từng làm việc với vai trò là kỹ sư trưởng), Ultra Analog (đơn vị cung cấp DAC cho các hãng Mark Levinson và Threshold) cùng một vài công ty nổi tiếng khác.

thuong hieu Bladelius dep

Năm 1995, Mike Bladelius về nước và tự lập ra công ty của riêng mình – Bladelius Design Group. Sản phẩm đầu tiên của công ty là một chiếc đầu CD. Tuy chỉ là nguyên mẫu mang tính thử nghiệm, nhưng chiếc đầu CD này được các tapj chí audio ở Đức đánh giá khá cao Mike quyết định sẽ phát triển hẳn một dòng sản phẩm riêng – Advantage, dòng sản phẩm chuyên nghiệp đầu tiên của Bladelius Design Group. Dòng sản phẩm này gồm các thiết bị Preamp1, stereo power-amp A300, đầu đọc đĩa T1 transport, bộ chuyển tín hiệu DAC1 và đầu đọc CD1 player. Những sản phẩm này đã đạt được thành công ở trên 20 quốc gia châu Âu và cho đến nay, nếu may mắn audiophile vẫn có thể tìm được những thiết bị này ở các trang mua bán với chất lượng rất tốt.
Cuối những năm 90, Bladelius vẫn chỉ hợp tác cùng một thương hiệu hi-end khác là Primare. Rất nhiều sản phẩm của Primare thực chất doMike Bladelius thiết kế, bởi vậy người dùng có thể tìm thấy không ít sự giống nhau giữa sản phẩm của hai thương hiệu này. Gần 10 năm trở lại đây, các sản phẩm mới nhất của hãng đã bắt đầu có sự thay đổi, đồng thời được mang tên của các nhân vật nổi tiếng trong thần thoại Bắc Âu như Grendel, Gondul, Thor hay Freja.

thuong hieu Bladelius tot

Những chiếc ampli hay đầu CD của Bladelius đưa người nghe đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác bởi sự độc đáo của chúng. Trước hết hãy cùng xét về phần thiết kế bên ngoài. Phần khung thân làm bằng nhôm anode hóa rất đặc trưng, vừa tạo độ bền cho sản phẩm, vừa gợi lên sự sang trọng, các thiết bị của Bladelius cũng không hề có chi tiết thừa thãi nào. Lượng nút bấm hay núm xoay thường chỉ giữ ở mức tối thiểu nhất để làm tròn chức năng của mình, một thiết kế đậm chất hi-end Scandinavian truyền thống. Tuy nhiên, ẩn đằng sau lớp vỏ truyền thống ấy luôn là những thiết kế rất mới mẻ, đảm bảo mang đế một chất âm cực kỳ ấm áp và tự nhiên,
Các thiết bị của Bladelius đều khá đồ sộ, đem đến cảm giác rất chắc chắn và có sức nặng. Nguyên nhân là vì chúng thường được trang bị những biến áp xuyến khá lớn để làm nhiệm vụ cung cấp điện cho thiết bị. Việc sử dụng biến áp xuyến cung cấp được nguồn điện dồi dào, đủ để đáp ứng yêu cầu cho những cặp loa khó đánh, những bản nhạc, thường xuyên thay đổi cao độ. Đồng thời từ trường phát ra cũng rất thấp, không làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh gốc.
Bên cạnh đó, thiết kế đường tín hiệu của các thiết bị Bladelius cũng khá ngắn, sử dụng ít linh kiện để đảm đảm bảo đường tín hiệu luộn gọn và “sạch”. Các linh kiện sử dụng cho ampli đều là linh kiện chất lượng cao, được lựa chọn rất kỹ càng trước khi lắp ráp. Đây có thể xem như là những bí quyết cơ bản để làm nên chất âm của sản phẩm Bladelius như ngày nay.

thuong hieu Bladelius chat

Bên cạnh thiết kế op-amp thông thường, nhiều thiết bị của Bladelius cũng sở hữu những thiết kế khá độc đáo. Chẳng hạn, power-amp Bladelius Ask giống như một chiếc ampli hai trong một nhờ sử dụng hai mạch khuếch đại khác nhau, gồm cả class A và class D. So với mạch class A, mạch điện tử class D tiết kiệm điện hơn hẳn cả trong quá trình hoạt động bình thường cũng như khi bật chế độ standby. Thậm chí, độ sáng tạo của Bladelius còn lớn đến mức thiết kế lại mạch khuếch đại class D để có thể xử lý tín hiệu như class A. Hay nói cách khác, khi mạch khuếch đại class D tiếp nhận tín hiệu âm thanh từ thiết bị nguồn, mạch class A sẽ kiểm soát hoạt động của mạch class D và sửa lỗi cho mạch class D, đem đến thứ âm chất “có hồn” chứ không vô cảm như các ampli điện tử sử dụng mạch class D khác.
Có thể thấy dưới bàn tay của thiên tài Mike Bladelius, sáng tạo và hiệu quả luôn là những yếu tố chủ chốt có mặt ở một sản phẩm của Bladelius, để làm nên danh tiếng của hãng.

Tapchihifi.com