Công nghệ hiển thị 4K đang ngày càng phổ biến và các hãng sản xuất TV đang nỗ lực trong cuộc đua giành lấy thị trường TV 4K cho riêng mình. Nhưng thú thật bản thân tôi, và tôi biết cũng có nhiều người như tôi, không quan tâm lắm đến sự có mặt của TV 4K. Lý do chính có lẽ là thiếu thốn nguồn nội dung, và lý do thứ 2 là một chiếc TV có màn hình 50 inch, có thực sự cần độ phân giải 4K không (không nói đến những chiếc TV khổng lồ 100 inch vì giá trên trời rồi). Nhưng đối với một chiếc máy chiếu 4K với màn hình trên 130 inch thì sao, đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác. 3 tháng sau khi Sony giới thiệu 2 mẫu máy chiếu 4K mới của mình là VW320ES và VW520ES tại IFA 2015, Sony VPL-VW320ES đã có hàng tại showroom Cơn Bão Số, và không biết nói gì hơn, đập hộp trải nghiệm nào.
Chân dung nhân vật chính của bài viết ngày hôm nay. Rất ngầu đúng không.
Xung quanh ống lens có khá nhiều khoảng trống nhằm chừa chỗ cho tính năng lenshift, cũng như cho không khí tràn vào tản nhiệt hệ thống bên trong.
Hàng nút chức năng và các thông tin về tiêu chuẩn quốc tế đã thông qua. Dòng chữ Made in Japan mặc dù out focus những vẫn gây chú ý.
Trang bị 1 cổng HDMI 2.0 để có thể truyền tín hiệu 4K 60fps một cách trơn tru, và 1 cổng HDMI 2.2 mà tôi chưa hiểu hết chức năng là gì, có thể là để bảo vệ sao chép bản quyền.
Logo 4K và SXRD quen thuộc trên các sản phẩm máy chiếu 4K của Sony
Đọ vòng eo với Sony VW1100ES. Eo thì to bằng nhau rồi đấy cơ mà em VW320ES lùn hơn.
Về cơ bản thì tôi không thấy có sự khác biệt nhiều của 320ES so với người anh mà nó thay thế là 300ES. Có lẽ cải tiến đáng kể nhất mà Sony đưa vào thế hệ máy chiếu 4K mới của mình là bóng đèn UHP 225W có tuổi thọ lên đến 6000h. Vì thế tôi xin phép không dành nhiều thời gian nhận xét về ngoại hình cũng như các thông số kỹ thuật của VW320ES.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về chất lượng trình chiếu tại thiết lập mặc định cinema 1 là tương đối tốt. màu sắc tự nhiên và độ chi tiết rất cao. Mặc dù với nguồn chiếu là phim 1080p, chip xử lý hình ảnh và chức năng Reality Creation đã làm rất tốt công việc của mình khi upscale chất lượng hình ảnh lên mức 4K. rõ ràng có mộ sự khác biệt rất lớn khi tôi so sánh về độ nét và độ chi tiết hình ảnh giữa một chiếc máy chiếu dùng chipset 4K và một chiếc máy Full HD, dù nguồn phát đều là 1080P.
Thông số đo đạc ở chế độ Cinema 1 mặc định:
RGB Color Levels
Color Temperature
CIE Chart
Một số hình sreenshot nguồn phim Full HD:
Cả mảng tối và mảng sáng đều thể hiện đầy đủ chi tiết
Có lẽ với thế hệ máy 4K thì khái niệm về các ô pixel đã không còn nữa. thực sự tôi đã không thể nhìn thấy được ô pixel của Sony 4K trên màn hình 130 inch dù đứng nhìn ở khoảng cách rất gần. một câu hỏi đặt ra trong đầu tôi lúc này rằng liệu công nghệ hình ảnh đã đạt đến mức giới hạn chưa? Và liệu việc phát triển công nghệ 8K có thực sự cần thiết. Tuy nhiên cũng phải thú thực ràng tôi cũng đã từng đặt câu hỏi này khi lần đầu tiên được tiếp xúc với những chiếc máy chiếu Full HD. Tôi đã tưởng như là việc nâng cấp độ phân giải có lẽ là không cần thiết bởi lẽ với khoảng cách ngồi bình thường (gấp 1.5 lần chiều rộng màn chiếu) thì tôi không thể phân biệt được các ô pixel nữa. Và quan niệm trên của tôi đã thay đổi khi trải nghiệm chiếc máy chiếu 4K đầu tiên là Sony 1000ES. Chắc có lẽ nó cũng giống như việc chúng ta bây giờ nhìn vào màn hình của chiế iphone 2 và tự hỏi: ôi sao nó xấu quá!!
Một số hình screenshot nguồn phim 4K:
Cũng như các thế hệ máy chiếu 4K trước, Sony VW320ES đặc biệt rất xuất sắc ở độ trung thực cũng như bão hòa của màu sắc. Tuy nhiên đánh giá được thực hiện trên màn hình 130 inch tại phòng demo của công ty, nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng vào việc Sony có thể giữ được độ bão hòa màu xuất sắc trên những màn hình lớn hơn nhiều, thậm chí vượt trên 200in. Sự tự tin này có được sau rất nhiều lần lắp đặt máy chiếu Sony 4K tại các công trình sử dụng màn chiếu lớn.
Một số hình screenshot nguồn phim video demo:
Màu đen của VW320ES chưa được ấn tượng như người anh VW1100ES, nhưng vẫn thực sự tốt so với mặt bằng chung các flagship của hãng khác.
Một chút thông tin ngoài lề, trong một cuộc nói chuyện gần đâu với đại diện của Sony Digital Cinema tại HongKong, thì chúng tôi được biết rằng Sony đã rất ưu ái khi dành khá nhiều những công nghệ đỉnh cao trong 4K Digital Cinema để ứng dụng vào những chiếc máy chiếu 4K dân dụng của mình. Mặc dù thị trường 4K dân dụng của Sony là rất nhỏ, và việc đầu tư này mang tính chất biểu dương công nghệ hơn là mang về lợi nhuận thương mại. Theo đại diện của Sony thì trên 80% rạp chiếu phim tại Thái Lan đã chuyển sang công nghệ 4K Digital Cinema của Sony, trong khi ở Việt Nam vẫn chủ yếu dùng công nghệ 2k của Barco hay Christie. Và có lẽ còn phải rất lâu nữa thì Texas Instrument mới cho ra đời các chip DLP 4K cho thị trường dân dụng, hoặc có thể là không bao giờ. Vì vậy có thể coi những chiếc máy chiếu 4K native hiện nay vẫn là hàng độc kén người chơi ít nhất trong thời gian sắp tới.
Quay lại với bài review, thật khó để có thể so sánh chất lượng của 320ES với một đối thủ khác. Bởi lẽ VW320ES thực sự không có đối thủ trên thị trường hiện nay ở tầm giá trên 200 triệu. Và cũng không công bằng nếu tôi so sánh nó với đàn anh 1100ES vì rõ ràng giá của 1100ES là hơn gấp đôi so với 320ES. Tôi đang rất mong chờ một cuộc chiến cân tài cân sức khi Đồng Nam đem về chiếc máy Epson Laser LS10000. Và khi đó chúng ta sẽ thực sự có một cuộc chiến giữa những người khổng lồ.
Nguồn : Cơn Bão Số