Những ai từng dùng laptop chắc chắn ít nhất 1 lần rơi vào tình trạng máy hết pin mà không mang theo củ sạc. Vậy giải pháp “cấp cứu” tức thời sẽ là gì?
Laptop vốn rất khác với smartphone. Những chiếc điện thoại thường có thể sạc bằng nhiều củ sạc khác nhau, và cổng sạc hiện cũng chủ yếu được dùng 2 chuẩn là cổng Lighting dành cho iPhone và cổng USB Type-C dành cho đại đa số các máy Android hiện nay.
Trong khi đó với laptop, nếu như dòng máy Mac của Apple nói chung thường sử dụng cổng sạc và củ sạc chuẩn riêng, thì đại đa số các thương hiệu laptop khác cũng sử dụng những chuẩn sạc riêng biệt, không có hãng nào dùng chung được với hãng nào. Thậm chí trong cùng một hãng mà các dòng laptop khác nhau, vẫn có các chuẩn sạc khác nhau.
Hiểu được nhu cầu đó, thị trường hiện đã có nhiều thiết bị phụ kiện của các nhà sản xuất thứ 3 có thể sạc được cho cả laptop và điện thoại, để mang đến sự tiện dụng cho người dùng, đặc biệt là khi đi ra ngoài hoặc khi cần “cấp cứu gấp” mà quên mang theo củ sạc.
Tuy nhiên, vẫn có những điểm khá đặc biệt dành cho các dòng củ sạc có thể sạc được cho cả laptop và điện thoại mà có thể bạn chưa biết. Vậy điểm đáng chú ý đó là gì?
Ngay trên vỏ hộp ghi rõ củ sạc có hỗ trợ cổng USB Type-C PD 20W
Điều kiện số 1 là laptop phải được trang bị cổng USB Type-C hỗ trợ chuẩn PD (Power Delivery)
Nếu như USB Type-C là đầu nối tiêu chuẩn thế hệ mới, đang được sử dụng rộng rãi cho các smartphone, thì để có thể sử dụng đồng thời cho cả laptop, điều kiện tiên quyết số 1 là chúng phải được trang bị cổng USB Type-C hỗ trợ chuẩn PD (Power Delivery). Bởi nếu chỉ là cổng sạc USB Type-C thông thường thì chúng có chỉ có tác dụng truyền tải dữ liệu hoặc thay thế cho các cổng kết nối cơ bản khác như HDMI, VGA, USB, DisplayPort, mà không phải là củ sạc đầu vào.
Sở dĩ cổng USB Type-C có thể thay thế được cho nhiều cổng kết nối khác nhau, là bởi nó có khả năng truyền tải dữ liệu cao, thường đạt tốc độ truyền tải đến 10 Gbps, với tốc độ này thì các cổng USB thông thường không thể đạt được.
Các thông số cũng được ghi rất rõ ngay trên củ sạc để người dùng thuận tiện khi sử dụng
Điều kiện số 2 là củ sạc phải đủ dung lượng để có thể “nạp” điện cho laptop
Vậy bao nhiêu thì đủ?
Đối với các dòng laptop của Apple thì dung lượng tùy theo từng đời máy, sẽ ở trong khoảng 30 đến 96W. Tuy nhiên, đối với các dòng laptop sử dụng hệ điều hành Windows thì phụ thuộc rất lớn vào công suất của từng thương hiệu, từng dòng máy.
“Nếu bạn muốn sạc pin cho laptop bằng củ sạc ngoài, không phải bằng củ sạc của nhà sản xuất) thì yêu cầu tối thiểu là củ sạc đó phải có công suất từ 40W đến 80W. Trong khi các củ sạc dành cho smartphone và tablet hiện nay thường chỉ ở mức 10W. Điều này đồng nghĩa với việc ‘không phải mọi củ sạc dành cho smartphone và tablet đều có thể sạc cho laptop’”.
Như đã nói ở trên, cổng USB Type-C trên laptop thường có 2 chuẩn, một là dùng để truyền tải dữ liệu với vai trò như một cổng kết nối thông thường, và một kiêm luôn nhiệm vụ của cổng giao tiếp đầu vào, giúp tái nạp điện năng cho laptop khi cần thiết, đó là USB Type-C chuẩn PD.
Trở lại với câu hỏi về công suất củ sạc để có thể đảm nhiệm việc nạp điện cho laptop (thường trên 20W) lớn hơn nhiều so với củ sạc dành cho smartphone và tablet. Và chúng ta lại có một câu hỏi, “Vậy các củ sạc USB Type-C PD có sạc được cho smartphone và tablet hay không?”
Thông thường, khi sản xuất các củ sạc USB Type-C PD, nhà sản xuất thường tích hợp sẵn bên trong củ sạc công nghệ nắn dòng tự động. Tức là khi sử dụng sạc cho smartphone và tablet có công suất đầu vào nhỏ hơn thì củ sạc sẽ tự nhận biết và điều chỉnh dòng điện đầu vào, và ngược lại, khi sử dụng sạc điện cho laptop thì củ sạc cũng cung cấp đủ dung lượng để có thể tái nạp cho laptop.
Tuy nhiên, có một lưu ý rất đáng giá, đó là trong lúc tái nạp cho laptop bằng các củ sạc của nhà sản xuất thứ 3, chúng ta thường tắt hẳn laptop (không vừa sạc và làm việc) và không sử dụng đồng thời tái nạp điện cho một thiết bị khác đồng thời (ví dụ như smartphone hay tablet).
Ví dụ với củ sạc Hyper Juice 20W Charger small hoàn toàn mới vừa được nhà phân phối Hằng Đặng bán ra thị trường. Theo nhà phân phối, thì đây là củ sạc nhanh đa năng và siêu nhỏ gọn, có thể sạc cho smartphone, tablet và laptop. Tuy nhiên, như những gì đã phân tích ở trên, chúng ta rất cần lưu ý trước khi sử dụng.
Trở lại với thương hiệu Hyper, nhà sản xuất phụ kiện không còn xa lạ với người dùng Việt Nam. Trước đó, Hyper đã từng cho ra đời rất nhiều củ sạc khác nhau, như củ sạc đa cổng PD87-2C2A, và sau 2 lần cải tiến và nâng cấp thì củ sạc này đã được nâng cấp lên công nghệ sạc GAN100 2C2A. Đây cũng là sạc công nghệ GAN nhỏ nhất thế giới, tính từ thời điểm ra mắt vào cuối năm 2020, đến nay GAN100 vẫn là sự lựa chọn đáng giá dành cho người dùng Macbook.
Tháng 6 năm 2021, Hyper tiếp tục ra mắt sản phẩm HyperJuice 100W (3C1A) nhỏ nhất thế giới. Với công suất sạc 120W cùng thiết kế siêu nhỏ gọn, HyperJuice 100W (3C1A) tiếp tục được người dùng ở nhiều thị trường đánh giá cao.
Cuối quý 1 năm 2021, Hyper giới thiệu củ sạc GAN66, vẫn thiết kế nhỏ gọn cùng công suất 66W 2C1A chia điện thông minh và nhỏ nhất trên thị trường.
Và nay Hyper đã bổ sung vào hệ sinh thái của mình thêm một sản phẩm mới thuộc dòng HyperJuice, đó là củ sạc 2 cổng 1C1A 20W với công nghệ PD 20W và Quick Charge 3.0 18W (tổng 20W).
Không chỉ là sản phẩm hữu hiệu dành cho các dòng iPhone 11 và iPhone 12 series, HyperJuice 20W charger còn là lựa chọn hàng đầu cho những ai cần một củ sạc 20W đáng tin cậy.
Chân cắm gập tiện lợi
Nguồn: ĐTTD