Chàng thanh niên trẻ Anthony ngày nào đã vượt ra khỏi xưởng gia công chật hẹp để khẳng định danh tiếng hãng Anthony Gallo như ngày nay. Một hành trình 30 năm…
Loa Anthony Gallo Acoustics. Ảnh: About.com |
Không phải ngẫu nhiên mà các tạp chí chuyên đề về audio hi-end cũng như các website audio đã đăng hàng trăm bài đánh giá về các dòng loa gallo. Triển lãm điện tử tiêu dùng CES tại Las Vegas vào năm 2006 cũng đã “nóng” lên vì sự xuất hiện của các loa hàng “khủng long”, trong đó có 3 loa tham chiếu- Reference 3 của Athony Gallo Acoustics.Reference 3 là model loa cao cấp trong các dòng sản phẩm hiện nay của Athony Gallo với giá 2995 USD/cặp. Thân loa được làm từ hợp kim không gỉ, các giắc nối cọc loa đều được mạ vàng để đảm bảo độ bền tiếp xúc khi kết nối với dây loa tới ampli.
Mỗi loa Reference có 1 woofer 10 inch, hai loa trung ( midrange) 4 inch bằng sợi carbon. Điểm đặc biệt nằm ở loa treble hình trụ cầu sản xuất theo công nghệ CDT II™, (cylindrical diaphragm transducer). CDT™ phiên bản thứ nhất do Anthony Gallo Acoustics phát minh từ năm 1987 – đây là công nghệ chế tạo loa treble không dùng nam châm và cuộn dây truyền thống, tín hiệu điện do ampli cung cấp tương tác với màng dẫn uốn cong hình trụ có thể tái tạo khoảng âm tần từ 2,5KHz trở lên và có góc lan tỏa âm thanh lớn theo phương nằm ngang.
Cải thiện không gian âm nhạc
Đặc tính của âm thanh tần số cao là có tính định hướng rất rõ rệt, do đó đối với các loa truyền thống, hiệu quả âm thanh mà người nghe cảm nhận tốt nhất là ở điểm ngọt – sweet point. Loa Reference với 3 góc lan tỏa âm thanh tần số cao khá rộng giúp cho âm thanh tái tạo hầu như không phụ thuộc vào “điểm ngọt” nữa, người nghe sẽ thoải mái hơn trong mọi tư thế và điểm ngồi nghe và thích ứng với nhiều loại amplifier hơn.
Phân tần – không phân tần
Để làm loa treble theo công nghệ CDT II™, Athony Gallo Acoustic đã sử dụng một loại chất dẻo tổng hợp có tên KynarT dùng trong công nghệ chế tạo không gian. Loại vật liệu này có một đặc tính cực kì thú vị là chỉ chấp nhận các tín hiệu âm thanh có tần số cao và ngăn cản các tín hiệu tần số thấp. Kết quả chỉ có cù loa mid/bass tiếp nhận và tái tạo tín hiệu âm trầm mà thôi. Đặc tính này tưởng chừng rất đơn giản như khái niệm chất bán dẫn trong vật lý điện tử nhưng đã góp phần giải quyết được điều khiến bao hãng sản xuất loa đau đầu và tốn kém hàng trăm năm qua: bộ phân tần thụ động gắn bên trong loa.
Thông số Dải tần đáp ứng: 34Hz-50Khz +/- 3 dB Trở kháng danh định: 8 Ohms Độ nhạy: 88 dB/ 1 Watt/ 1 metre Công suất tải tối đa: 350 Watts Trọng lượng: 47lb/ 21,3kg/loa |
Chúng ta đều biết rằng mỗi cù loa (speaker driver) như treble/mid/bass chỉ hoạt động tốt ưu trong một dải tần số nhất định, riêng đối với loa treble nếu các tín hiệu tần số thấpddi vào cù loa thì nguy cơ “cháy treble” là rất lớn. Để giải quyết vấn đề đó, một bộ phân tần thụ động gắn bên trong loa là thành phần bắt buộc (bộ phân tần thụ động là cụm thiết bị gồm có các linh kiện điện tử thụ động như cuộn cảm, tụ điện… ):tín hiệu đến do ampli cung cấp sẽ đc chia ra cho từng cù loa theo từng mức cắt tần phù hợp với thiết kế của chúng. Điều oái oăm ở chỗ phân tần lại không thể bảo toàn tín hiệu do ampli cung cấp vì chính các linh kiện điện tử trong mạch phân tần đều ít nhiều làm giảm chất lượng tín hiệu qua nó.
Trở lại vấn đề nêu trên, thiết kế loa treble của Athony Gallo Acoustics không cần dùng đến phân tần nữa, tín hiệu từ ampli được chuyển thẳng tới từng cù loa. Eureka! Phân tần tốt nhất là không có phân tần!
Audiophile tuổi “teen”
Vào một ngày đáng nhớ cách đây đúng 30 năm, cậu bé Athony Gallo lúc ấy mới 14 tuổi đã lặng người đi khi cặp loa đầu tiên khi tự tay cậu chế tạo từ mẫu nam châm Alnico có giá 30 bảng và các linh kiện giống như đồ chơi trẻ em cất tiếng hát.
Các dòng loa của Gallo bao gồm Nucleus Micro, A’Diva và Du được bán ra ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Ảnh:About |
Tuy nhiên điều kì diệu như câu chuyện cổ tích ấy phải chờ them 17 năm sau mới biến thành hiện thực giữa đời thường: sản phẩm mang tính thương mại đầu tiên – model Nucleus được bán ra thị trường năm 1994 và ngày nay, các dòng loa của Gallo bao gồm Nucleus Micro, A’Diva và Du được bán ra ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Để có được thành công trên, chàng thanh niên Athony Gallo đã nếm trải nhứng tháng ngày khởi nghiệp đầy khó khăn trong một xưởng gia công nhỏ, có những lúc Anthony không còn tiền để nghiên cứu và phát triển mẫu sản phẩm… Nhưng thật may mắn, vào năm 1993 Anthony gặp Gary Pelled – một kỹ sư chiếu sáng trong một hoàn cảnh hết sức tình cờ: Gary đang làm việc với một chủ nhà máy gần khu Bronx, trong câu chuyện tán gẫu với ông chủ này Gary thổ lộ rằng mình rất đam mê thiết bị audio. Chẳng đợi Gary nói hết câu, ông chủ nhà máy liền giới thiệu với anh một thanh niên trẻ đang thuê lại một góc xưởng sâu hun hút phía trong của ông để làm… loa. Chàng thanh niên trẻ đó chính là Anthony và họ đã hợp tác với nhau để cùng vượt ra khỏi xưởng gia công chật hẹp. trở thành hãng Athony Gallo Acoustics danh tiếng như ngày nay.