Một dàn máy hi-end được kết hợp bởi 3 phần chủ yếu: phần nguồn tín hiệu (source) gồm đầu đọc đĩa CD và bộ giải mã D/A converter; phần công suất khuếch đại (amplifier) và hệ thống loa (loudspeaker).
CD Player
Về nguyên tắc, đẳng cấp của 3 phần trên phải tương đương với nhau, tuy nhiên các chuyên gia luôn nhấn mạnh rằng cần chú ý đặc biệt phần nguồn (CD và D/A) vì quá trình tái tạo âm thanh bắt đầu từ đây và chất lượng dàn máy phụ thuộc phần lớn vào quá trình đó.
Hoạt động của bộ phận nguồn tín hiệu (CD và D/A)
Bộ phận này có 3 chức nãng cơ bản: đọc tín hiệu digital trên mặt đĩa, lọc và chuyển nó sang dạng analogue và tiền khuếch đại tín hiệu analogue trước khi đưa vào phần công suất. Tùy theo quan điểm thiết kế của từng hãng mà người ta sản xuất ra những đầu đọc đĩa CD bao gồm cả 3 chức nãng (gọi là Intergrated CD Player) hoặc tách làm 2 bộ phận riêng biệt là đầu đọc (CD Transport) và giải mã digital sang analogue (D/A Converter). Khi những chiếc máy đọc đĩa CD đầu tiên xuất hiện nãm 1976, người ta đã tỏ ý nghi ngờ chất lượng của nó vì quả thực so sánh với đĩa kim nhựa thông thường (vinyl), âm thanh CD khô cứng và thiếu tự nhiên hơn nhiều. Nhờ tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số, những nhược điểm trên đã dần dần được cải thiện và ngày nay không ai có thể phủ nhận ưu thế tuyệt đối của các thiết bị này.
“CD một cục” hay CD tách rời?
Câu trả lời nằm trong hai điều đơn giản: giá tiền và cảm nhận của tai bạn. Về mặt tâm lý, việc sử dụng bộ CD tách rời (CD Transport + D/A Converter)sẽ có chất “nhà nghề” và hiệu quả cao hơn vì như vậy ta sẽ tận dụng được ưu thế chế tạo của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Thí dụ hãng CEC nổi tiếng về phần cơ đọc đĩa (CD Transport) cần Mark Levinson lại xuất sắc trong phần giải mã (D/A Converter). Như thế kết hợp hai nhãn hiệu này sẽ cho một kết quả tối ưu. Tuy nhiên giải pháp trên về mặt tài chính sẽ tốn kém vì mỗi bộ phận rời giá thường rất cao và ngoài hai thiết bị kể trên, bạn cần phải đầu tư thêm dây dẫn tín hiệu digital từ CD tới D/A nữa. Có một số hãng như Accuphase hay Krell có chế tạo CD một cục (CD player) để tiện lợi cho người sử dụng, nhưng giá bán cũng vào loại ngang ngửa với những bộ CD tách rời của các hãng khác. Vì vậy, trước khi quyết định, bạn cũng nên nghe thử và cân nhắc khía cạnh tài chính của từng giải pháp. Kinh nghiệm cho thấy câu “tiền nào của nấy” nói chung vẫn có nguyên giá trị trong lĩnh vực này.
Lưu ý khi chọn đầu đọc CD
-Trước tiên phải quan tâm tới bộ phận cơ khí. Đa số những đầu CD cao cấp thường sử dụng dàn cơ CDM 9, CDM 12, CDM12 Pro hay CDM 14 của hãng Philips. Một số hãng khác như Audio Research (Mỹ) hay Sphinx (Hà Lan) lại sử dụng bộ cơ VRDS của TEAC. Riêng Sony (Nhật), Goldmun (Thụy Sĩ) hay Audiomeca (Pháp) thường tự chế bộ cơ riêng cho các thiết bị của mình. Trường hợp hãng CEC (Nhật) lại hoàn toàn khác biệt, họ là người đầu tiên phát minh ra hệ thống cơ cho máy CD vận hành bằng dây courroie, giúp triệt tiêu các xung động của mô tơ, tạo hiệu quả âm thanh tối đa.
-Điểm thứ hai cần chú ý là mắt laser đọc đĩa, bạn nên xem kỹ hiệu gì, số serie bao nhiêu để phầng hờ sau này có thể thay đổi khi mắt đã bị “lão hóa”.
Ngoài ra khía cạnh thẩm mỹ cũng không nên xem nhẹ, bởi lẽ mỗi sản phẩm hi-end ngoài giá trị sử dụng của nó, cần xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình thực sự, và cảm quan thị giác sẽ làm cho người đam mê thưởng thức âm nhạc một cách hiệu quả hơn.
Những thương hiệu máy CD nổi tiếng
Các hãng hàng đầu phải kể tới Jadis (Pháp); Wadia, Krell và Mark Levinson (Mỹ); CEC và Accuphase (Nhật); Goldmun (Thụy Sĩ); Linn (Scotland)… Tiếp theo đó là dầng sản phẩm cao cấp của những thương hiệu nổi tiếng như Sony, Marantz, Denon… (Nhật); Micromega, Yba, Audiomeca…(Pháp); Audio Analogue (Ý)… Thường mỗi thương hiệu có phong cách thiết kế và kiểu dáng khác nhau, nhưng nét nổi bật chung vẫn là mức giá bán được sử dụng như một chỉ tiêu phân chia đẳng cấp. Mà ở mức độ cao như thế thì sự chênh lệch chất lượng rất khó nhận biết, chỉ hơn nhau 5 -10% là giá đã có thể tãng lên nhiều lần. Tuy vậy người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chấp nhận vì họ hiểu con đường đi tìm sự hoàn hảo của âm thanh không bao giờ bằng phẳng và dễ dàng như các sản phẩm thông thường khác.
Nguồn : Tapchiaudio.com