CIEM hay còn gọi là Custom In-Ear Monitors có thể được hiểu nôm na là chiếc tai nghe được đúc riêng dành cho khuông tai của bạn. Mục đích sử dụng ban đầu của chiếc tai nghe này chủ yếu là phục vụ cho các nghệ sỹ trình diễn trên sân khấu và các kỹ sư âm thanh. Tuy nhiên làm sóng tai nghe CIEM đang trở nên ngày càng phổ biến đối với các audiophile và mức giá cũng không còn quá cao như trước đây.
Tai nghe in-ear (còn gọi là nhét tai hay IEM) có thể được chia làm hai loại căn bản đó là Universal và Custom. Trong đó Universal là dạng phổ biến nhất với thiết kế housing truyền thống cố định được hãng giới thiệu và ai đeo cũng được. Con tai nghe Custom được thiết kế dựa trên khuôn tai của mỗi người và thường có mức giá cao hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về các tai nghe custom thông qua việc trò chuyện với hai hãng tai nghe custom lớn hiện nay.
Phỏng vấn với đại diện của hai hãng sản xuất tai nghe custom nổi tiếng nhất hiện nay là Ultimate Ears Pro và Custom Art
Mike: Mike Dias, Giám đốc kinh doanh toàn cầu của Ultimate Ears Pro và tôi đã làm việc với các tai nghe in-ear trong suốt 12 năm qua. Tôi luôn làm việc với cả những người trong môi trường pro-audio như kỹ sư âm thanh, nghệ sỹ cũng như các cộng đồng audiophile.
Piotr: Piotr (Peter) Granicki và là người sáng lập của công ty Custom Art – một công ty chuyên sản xuất các tai nghe Custom In-Ear Monitor.
Bắt đâu với câu hỏi mà thường g nhất. Đó là ưu và nhược điểm của tai nghe Custom so với các tai nghe Universal truyền thống?
Mike: Điểm khác biệt của các tai nghe custom cũng có thể nói giống như việc mua sắm quần áo vest sang trọng. Các bạn vẫn có thể mua tại những cửa hàng thời trang với những bộ vest may sẵn tuy nhiên để vừa vặn và đẹp nhất là các bạn nên đi đến trực tiếp đến tiệm may để đặt những bộ vest được may riêng với số đo riêng của mình. Bộ vest được may theo số đo của bạn chắc chắn sẽ vừa vặn với bạn hơn những bộ may sẵn.
Tai nghe custom cũng tương tự như vậy khi một sản phẩm được làm riêng cho bạn chắc chắn sẽ phù hợp với tai của bạn hơn những mẫu Universal có sẵn. Điều quan trọng không kém đó là chất lượng âm thanh của tai nghe in-ear phụ thuộc rất nhiều vào độ fit vừa vặn của sản phẩm. Fit càng tốt thì dải trầm của tai nghe càng được cải thiện. Và với đa số các tai nghe cao cấp thường sử dụng các driver Balanced armature nhiều hơn là driver dynamic, dẫn đến việc độ kín của ống tai sẽ quyết định đến việc cộng hưởng ở dải trầm. Nói tóm lại đeo fit càng tốt thì chất âm càng hay và càng đầy đặn.
Piotr: Lợi điểm rõ ràng nhất của việc sử dụng tai nghe custom là độ fit vừa vặn. Tai nghe custom khi được lấy mẫu khuông tai (impression) chính xác bởi các chuyên viên thính học, sẽ giúp người sử dụng có cảm giác thoải mái trong suốt thời gian dài sử dụng. Các tai nghe custom sẽ có thể vừa vặn một cách kinh ngạc mà không hề làm đau hay cấn khi sử dụng khuôn tai. Khi đeo vừa vặn, các tai nghe custom sẽ tăng khả năng cách âm cũng như trải nghiệm âm thanh tốt hơn với dải trầm đầy đặn và chi tiết hơn so với thiết kế universal. Nhược điểm chính của các tai nghe Universal đó là việc buồng âm bị giới hạn và khả năng tune âm không nhiều. Để so sánh về chất lượng âm thanh của các tai nghe custom và universal là một điều tương đối khó khăn. Các tai nghe custom thường có âm trường và âm hinh mà chỉ có một vài mẫu tai nghe universal cao cấp mới có thể so sánh được.
Các anh có thể cho người dùng lời khuyên về việc lấy khuôn tai (impression) thế nào để chính xác và thoải mái nhất?
Mike: Bạn có thể lấy link tại đây và khi đi lấy khuôn tai đưa cho các trung tâm thính học hướng dẫn này sheet (https://pro.ultimateears.com/media/misc/audiologist-instructions.pdf) . Rồi sau đó mọi chuyện trăm sự nhờ kỹ thuật viên.
Piotr: Lời khuyên tôi dành cho các bạn đó là liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất CIEM hoặc các đại lý ủy quyền. Mỗi nhà sản xuất đều có một yêu cầu khác nhau và bằng cách làm theo hướng dẫn trực tiếp của nhà sản xuất thì chiếc tai nghe của bạn mới có thể fit tốt nhất. Chúng tôi thường yêu cầu khách hàng lấy khuôn tai (impression) trong lúc há miệng với một miếng bite block để cố định và độ sâu cần thiết cho tai nghe là lấy qua phần cong thứ hai của ống tai. Ngoài ra cũng cần thiết phải kèm theo toàn bộ hình ảnh loa tai (concha) trên bản in, giống như nhiều trung tâm thính học thường quen với việc lấy khuôn tai cho các tai nghe trợ thính. Hai loại khuôn tai của tai nghe trợ thính và tai nghe custom thường có những điểm khác biệt nhất định.
Tại sao chúng ta thường thấy nhiều nghệ sỹ biểu diễn thường đeo CIEM trên sân khấu. Và lợi điểm của các tai nghe này khi sử dụng trên sân khấu
Mike: tai nghe Custom đầu tiên được thiết kế để sử dụng cho mục đích sử dụng trên sân khấu. Audiophile sau đó nhận thấy được sự tiện lợi cũng như các tai nghe Custom đủ tốt để làm nhạc thì việc thưởng thức nhạc cũng không quá khó khăn. Tai nghe Custom trong giới pro-audio là một công cụ đa năng có thể được sử dụng để thay thế cho các mẫu loa monitor truyền thống và không cần xử lý phòng mà vẫn có thể sử dụng để thu âm, mixing hay tracking một cách chính xác.
Piotr: Tai nghe custom là giải pháp hoàn hảo cho việc sử dụng trên stage. Không có nó thì nghệ sỹ có thể sẽ phải nghe mức âm lượng rất cao trên sâu khấu và có thể ảnh hưởng đến thính lực trong thời gian dài. Tai nghe custom cũng giúp cho mỗi nghệ sỹ trên sân khấu có thể nghe đúng chính xác phần của mình, một điều mà các loa không làm được.
Các chất liệu thường được sử dụng để đúc phần shell của CIEM. Chất liệu nào được xem là tốt nhất.
Mike: Chúng tôi sử dụng một chất liệu acrylic không phản ứng, không dây dị ứng cao cấp thường được sử dụng trong các tai nghe trợ thính. Với phần vỏ shell được đúc bằng quy trình in 3D độc quyền để đảm bảo độ chính xác đến từng chi tiết để đảm bảo việc fit vừa vặn nhất với tai của người nghe cũng như độ bền.
Piotr: Tiêu chuẩn chung của các hãng hiện nay là chất liệu acrylic, có thể hiểu nôm na là nhựa được xử lý qua tia UV. Acrylic tạo nên các phần shell vỏ cứng và có thể sản xuất với số lượng lớn và độ đồng đều cao. Ngoài acrylic một số hãng cũng sử dụng chất liệu silicone thường mềm hơn nhiều so với acrylic, nhưng cũng khó xử lý hơn và thiết kế bên trong cũng khó hơn nhiều. Cả hai chất liệu trên đều được sử dụng bởi các nhà sản xuất chuyên nghiệp với chất liệu bio-compatible y tế và đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với da.
Liệu các mẫu tai CIEM của các khuôn tai khác nhau có thể dẫn đến chất âm khác nhau hay không? Làm thế nào để các tai nghe Custom đạt được độ ổn định
Mike: Đây là một câu hỏi hay. Chúng tôi tune từng chiếc tai nghe dựa trên hình dạng khuôn tai của người. Đây là một trong những công đoạn trong quá trình lắp ráp thủ công. Không chỉ build để phù hợp với cấu tạo tai của từng ngươi. Ngoài ra nhờ việc biết được vị trí màng nhĩ của từng người và các tần số âm thanh khác nhau sẽ ảnh hưởng tương tác với nhau thế nào, chúng tôi sẽ điều chỉnh các linh kiện bên trong để đảm bảo các tai nghe đạt được golden curves.
Piotr: Theo lý thuyết thì hoàn toàn có thể xảy ra. Mỗi người có một ống tai khác nhau dẫn đến việc sóng âm sẽ cộng hưởng và phản hồi khác nhau hoặc có thể cảm nhận “nghe” của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên thông thường thì những điểm khác nhau này khá nhỏ. Chúng tôi mỗi sản phẩm sử dụng một máy đo giả lập ống tai để đảm bảo các tai nghe của chúng tôi đạt đúng frequency response mong muốn. Điều này giúp chúng tôi biết theo các yếu tố khách quan thì các mẫu tai nghe được sản xuất đều có chất âm giống nhau.
Driver trong tai nghe là gì và công dụng của driver trong tai nghe CIEM?
Mike: Các bạn có thể hiểu driver là các củ loa nhỏ. Dạng driver thường được sử dụng trong các tai nghe CIEM là Balanced Armatures (BA). Đây là một dạng driver rất khác với các driver thường thấy trong loa lớn. Các driver bên trong tai nghe hoạt động tương tự như các dây trên đàn piano khi đến đúng các tần số của driver thì driver sẽ hoạt động. Cũng giống như woofers và tweeter, chúng tôi phân chia các tần số ra làm nhiều phần và mỗi phần sẽ được xử lý bởi các driver BA khác nhau.
Piotr: Driver là các củ loa nhỏ được đặt bên trong shell của tai nghe custom. Drivers là thứ tạo ra âm thanh mà các bạn nghe được
Liệu số lượng driver trong một tai nghe có ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh hay không? Liệu một tai nghe chỉ có 3 driver có thể so sánh với những mẫu tai nghe sử dụng đến 8 hay 10 driver hay không?
Mike: Để trả lời một cách đơn giản và dễ hiểu, thì mức độ phát triển công nghệ như hiện nay thì điều quan trọng đó là việc tận dụng tối đa hiệu năng của các driver sẽ quan trọng hơn số lượng driver sử dụng. Và khi đến một ngưỡng nào đó thì số lượng driver cũng không quan trọng.
Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất đang chạy đua để xem mình có thể nhét được bao nhiêu driver vào trong một tai nghe Custom. Tuy nhiên, thực tế thì số lượng driver là một chuyện không liên quan đến việc hay hơn hay không. Drivers đơn giản chỉ là công cụ của nhà sản xuất để tạo nên chất âm mà mình mong muốn. Đối với tai nghe điều quan trọng nhất đó là cảm nhận của bạn và cảm xúc của âm nhạc chứ không phải là những con số kỹ thuật khô khan.
Piotr: Đây là một câu hỏi khó để trả lời chính xác. Thực sự thì mỗi vấn đề đều có hai mặt đúng và sai.
– Đúng: Số lượng driver cũng quan trọng bởi vì nếu có nhiều driver thì các bạn có thể tạo nên chất âm chi tiết hơn. Càng nhiều driver thì càng dễ kiểm soát chất âm và tune theo ý nhà sản xuất mong muốn. Các bạn có thể điều chỉnh chất âm của từng dải tần cụ thể như dải trầm, mid, upper mid, treble… với số lượng và loại driver mà các bạn mong muốn. Với hai driver thì các bạn chỉ kiểm soát được 2 phần của toàn bộ dải tần số. Thông thường thì với những chiếc tai nghe có nhiều drivers thường sử dụng một cặp driver (dual driver). Một cặp driver có thể là driver BA ghép chung cho ra duy nhất một đường tiếng. Có hai lợi điểm của Dual Driver đầu tiên là mức SPL cao hơn (đơn giản là lớn tiếng hơn 1 driver), có mức rung thấp hơn, điều này giúp giảm được độ méo tiếng do đó tiếng trở nên trong trẻo và chi tiết hơn.
-Sai: Một chiếc tai nghe tốt sử dụng 3, 4 driver được đầu tư kỹ lưỡng lúc nào cũng sẽ vượt trội hơn một chiếc tai nghe sử dụng 10 driver nhưng được thiết kế không tốt. Việc quan trọng nhất của một chiếc tai nghe là tuning và việc kỹ sư âm thanh có tune âm được chính xác hay không cũng như có tận dụng được tiềm năng của những driver đó hay không. Việc tune âm cho một tai nghe có nhiều driver cũng có nhiều điểm khó khăn đặc biệt là các vấn đề về pha cũng như mạch phân tầng. Việc lựa chọn driver cũng là một điểm cực kỳ quan trọng cho chất lượng âm thanh.
Tuổi thọ trung bình của một tai nghe Custom là khoảng bao lâu? Làm thế nào để bảo quản các tai nghe Custom tốt nhất?
Mike: Chúng tôi thấy các tai nghe custom sử dụng trình diễn có tuổi thọ lên đến 12 năm tuổi. Ngoài ra chính sách bảo hành của chúng tôi Ultimate Ear cũng là một trong những chính sách tốt nhất hiện nay sau một năm bảo hành thì nếu gặp bất cứ vấn đề gì thì chỉ cần một mức phí sửa chữa 99 USD không cần phải nói nhiều.
Piotr: Thông thường từ 4-5 năm. Sau đó chúng tôi sẽ khuyên người dùng nên refit/reshell lại tai nghe để cho cảm giác thoải mái nhất bởi vì khuôn tai luôn có những sự thay đổi nhất định. Driver thông thường có tuổi thọ lên đến hơn 10 năm nếu được bảo quản cẩn thận. Tôi thường khuyên khách hàng nên sử dụng một hộp dựng kín đặt thêm bên trong các gói hút ẩm. Đối với các khách hàng sống trong môi trường nóng ẩm hoặc sử dụng trong điều kiện biểu diễn, thì chúng tôi khuyên khách hàng nên sử dụng hearing aid dryers (hộp nay sử dụng không khí ấm để loại bỏ các độ ẩm bên trong tai nghe).
Nguồn: Tinh Tế & Drop