Điểm lấy nét vô cực là một công cụ hữu ích mà trước đây, các nhà sản xuất tích hợp trên những ống kính của mình. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, các ống kính mới đã không còn giữ được đặc điểm này. Hãy cùng tìm hiểu sự biến mất trong im lặng của điểm lấy nét vô cực nhé! 
 
 
Sự biến mất trong im lặng của điểm lấy nét vô cực
 
Điểm lấy nét vô cực là gì?

Điểm nét vô cực chính là điểm nét mà ống kính lấy nét tại một điểm ở vị trí xa vô cùng. Khi đó các tia sáng song song hội tụ tại một điểm và khoảng cách từ vị trí các tia sáng song song bắt đầu đổi hướng tới vị trí chúng hội tụ lại trên cảm biến của máy ảnh chính bằng tiêu cự của ống kính đó. Nếu ống kính lấy nét vượt quá điểm vô cực (∞) này thì vị trí các tia sáng hội tụ sẽ nằm sau mặt phẳng nhận hình ảnh và làm cho toàn bộ khung hình mờ, không điểm nào nét cả.

 
 
Sự biến mất trong im lặng của điểm lấy nét vô cực
 
Đặc điểm nhận biết điểm nét vô cực

Vị trí vô cực thường được đánh dấu trên thân ống kính và có vai trò quan trọng trong quá trình chụp cảnh. Các ống kính có ” hard stop ” nghĩa là vòng lấy nét sẽ dừng chính xác ở điểm vô cực và đồng nghĩa với việc ống kính cũng lấy nét và đạt độ nét cao nhất ở điểm vô cực, còn các ống kính không có hard stop có thể vặn vòng nét quá cả điểm vô cực.

Hard stop là một đặc điểm rất tiện cho việc chụp cảnh vì người chụp chỉ việc vặn vòng nét tới khi không vặn được nữa là đảm bảo đã lấy nét chính xác ở vô cực. Tuy vậy ngày nay rất nhiều ống kính hoặc còn dấu vô cực nhưng ống kính có thể lấy nét quá vô cực hoặc thậm chí nhà sản xuất không còn ghi ký hiệu này trên ống kính nữa.

 
 
Sự biến mất trong im lặng của điểm lấy nét vô cực
 
Lí do gì khiến cho các nhà sản xuất bỏ đi điểm lấy nét vô cực?

Xác định vị trí vô cực rất quan trọng trong chụp ảnh phong cảnh để tạo độ dày trường ảnh vừa đủ và lấy nét được tất cả chi tiết như ý của người chụp. Mang đến rất nhiều tiện lợi cho các nhiếp ảnh gia là vậy,nhưng tại sao hiện nay, rất nhiều nhà sãn xuất lại bỏ đi điểm lấy nét vô cực? 

 
Trước đây, nếu bạn muốn làm cho tất cả mọi thứ xa hơn một khoảng cách nhất định được nét thì bạn sẽ xoay vòng lấy nét về vị trí “vô cực”. Vòng lấy nét trên thân ống kính được khắc hoặc sơn các vạch đánh dấu khoảng cách đo bằng feet hoặc mét, hoặc cả hai, và ở vị trí xa nhất vượt qua các con số là ký hiệu này: ∞.  
 
 
Sự biến mất trong im lặng của điểm lấy nét vô cực
 
Một trong những chỉ thị chất lượng cho các ống kính lấy nét tay (MF) chất lượng cao là vòng lấy nét sẽ dừng lại chính xác tại vị trí ∞ (hard stop). Đặc điểm này cho phép các người dùng máy ảnh có thể chỉnh ống kính nhanh để tất cả chi tiết sau một khoảng cách nhất định đều được nét. Người sử dụng có thể thao tác khi đang vội mà không cần phải nhìn lên thân ống kính, không phải tính hyperfocus hay điều chỉnh nét. Đây cũng là một đặc điểm rất hữu ích cho chụp cảnh đêm và chụp thiên văn khi điều kiện thiếu sáng làm người chụp không thể quan sát hình ảnh trên ống ngắm được.  

Để thêm cảm giác về độ chính xác, các vòng lấy nét và vòng zoom của các ống kính chất lượng cao được thiết kế để có thể xoay rất mượt và có độ ma sát vừa phải. 

 
 
Sự biến mất trong im lặng của điểm lấy nét vô cực
 
Dấu chấm hết khi lấy nét tự động ra đời

Đột nhiên, các ống kính được thiết kế sao cho vòng lấy nét xoay được. Một số ống kính mới được làm với vòng lấy nét thậm chí quay liên tục mà không có điểm dừng. Các ống kính còn được tung ra thị trường rất nhanh mà còn không có cả vạch đánh dấu điểm lấy nét. Bây giờ thì mặc dù bạn có thể làm đủ thứ với các ống kính mới này nhưng bạn không thể tính nhanh hyperfocus hay nhắm mắt mà xoay vòng nét về vô cực được nữa. Thêm vào đó, chúng ta phải chào tạm biệt với cảm giác mượt của vòng lấy nét cơ học do motor của các ống kính AF cần vòng lấy nét gần như không tạo ma sát với thân ống kính.  

 
 
Sự biến mất trong im lặng của điểm lấy nét vô cực
 
Tại sao phải thay đổi?  

Rất nhiều nhiếp ảnh gia đã có những ý kiến khác nhau về lý do điểm vô cực bị xóa sổ. Các giả thuyết có thể liệt kê tới việc bảo vệ motor AF, giảm giá thành sản xuất, và bù trừ cho giãn nở nhiệt của các thành phần kim loại và nhựa hay bản thân các thấu kính, cho phép chụp được ảnh hồng ngoại, hay là cho phép tăng độ phân giải của cảm biến điện tử vốn đang ở mức khó chấp nhận hơn film. Tuy nhiên, không có giả thuyết nào có thông tin do chính các nhà sản xuất ống kính cung cấ

 
Nguồn: binhminhdigital.com. Theo Vsion.