Ngày càng nhiều thương hiệu loa lớn phát triển thêm loa tích hợp ampli bên trong (active), thậm chí muốn chuyển loa active thành xu hướng chủ đạo của hãng để bắt kịp với thị trường hiện nay. Những cái tên điển hình là AudioVector, Linn, Dynaudio ,ATC… rất thành công với những những hệ thống dàn âm thanh với loa được tích hợp ampli bên trong.

Cặp loa cây Audiovector SR3 Super Discreet được tích hợp ampli bên trong thùng loa

Loa tích hợp ampli (Active) là gì ?

Ngày trước loa active thường được mọi người biết đến là những dòng loa vi tính, loa bluetooth di động, loa soundbar, monitor…thì trong những năm gần đây những dòng loa bookshelf hay loa cây (Floorsantding) đẳng cấp “Hi-end” cũng đã được các hãng âm thanh lớn nghiên cứu và phát triển tích hợp ampli bên trong thùng loa, cũng từ đó mà hệ thống dàn âm thanh trở nên gọn gàng không còn đồ sộ nhiều thiết bị đấu nối hay dây dợ loằng ngoằng và đặc biệt rất dễ sử dụng.

Loa active có thể hiểu đơn giản là đã được tích hợp sẵn ampli bên trong, nên không yêu cầu phải sử dụng thêm ampli rời. Thậm chí, nhiều dòng loa  tích hợp ampli hiện nay còn được trang bị nhiều ampli mạch class D ở mỗi bên loa, mỗi ampli nhỏ sẽ phụ trách 1 củ loa hoặc 1 cụm củ loa, ví dụ như loa Audiovector SR3 Super Discreet có 3 đường tiếng thì có 3 ampli nhỏ mỗi ampli sẽ kiểm soát 1 đường tiếng. Nhờ đó, các loa active có thể được kiểm soát và tối ưu hiệu suất của từng củ loa theo ý đồ của nhà sản xuất, khai thác tiềm năng của loa mà không cần thử nghiệm hay phối ghép quá cầu kỳ. Không chỉ vậy, các mạch điện và dây tín hiệu được đặt ngay trong loa, có nghĩa là các đường đi của tín hiệu sẽ ngắn hơn rất nhiều so với kiểu loa truyền thống. Và kết quả là tín hiệu sẽ chính xác gặp ít nguy cơ gây nhiễu hơn, sạch sẽ hơn.

Dàn âm thanh với loa được active tất cả chỉ cần những thứ này là xong 1 nguồn điện và 1 bộ thu và truyền dẫn tín hiệu âm thanh

Với người dùng, rõ ràng các giải pháp loa active sẽ đem lại sự thuận tiện cao hơn rất nhiều, đặc biệt là với những người nghe không có nhiều kinh nghiệm và thời gian để phối ghép thiết bị, song vẫn đảm bảo hiệu quả trình diễn âm thanh tốt.

Không ít người còn tin rằng loa active có khả năng trình diễn tốt hơn so với kiểu loa thụ động truyền thống ở trong cùng một tầm giá, nhờ khả năng tối ưu cao, cùng với việc tiết kiệm nhiều chi phí cho những linh kiện, phụ kiện, thiết bị ghép nối không cần thiết (dây loa, dây tín hiệu …). Người chơi không còn phải quan tâm đến trở kháng, độ nhạy để tìm ampli phối ghép phù hợp nữa.

Nguồn: techlandaudio.com.vn