HFVN – Hy Lạp có thị trường hi-end ổn định và ngành sản xuất điện tử cao cấp tương đối phát triển. Tuy nhiên, thiết bị hi-end Hy Lạp chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Phải đến thế kỷ XXI, một số công ty Hy Lạp mới bắt đầu vươn ra thế giới. Trong đó, nổi lên thương hiệu Ypsilon Electronics, nhà sản xuất thiết bị hi-end hàng đầu của đất nước thần thoại này.
ĐÔI NÉT VỀ YPSILON
Đầu những năm 1990, giới chơi hi-end Hy Lạp có khá ít lựa chọn khi chất lượng hàng trong nước chưa đáp ứng tiêu chuẩn hi-end thật sự, hàng nhập khẩu có giá rất cao. Với ước mơ tạo dựng thương hiệu hi-end bản xứ. Với ước mơ tạo dựng thương hiệu hi-end bản xứ, năm 1995, hai kỹ sư điện tử trẻ có cùng đam mê âm thanh Demetris Baklavas và Fanis Lagadi-nos đã thành lập Ypsilon Electronics.
Trong thời gian đầu, Ypsilon chỉ sản xuất thiết bị hi-end tầm trung cho thị trường nội địa, song gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập khẩu. Sau vài năm hoạt động, Ypsilon nhận thấy cơ hội tốt nhất dành cho các công ty mới tham gia thị trường hi-end là các sản phẩm chất lượng tối ưu và chấp nhận giá bán cao.
Vì vậy, các nhà sáng lập Ypsilon quyết định thay đổi hoàn toàn triết lý sản xuất. Sau thời gian dài nỗ lực, năm 2005, Ypsilon xuất xưởng model thuộc dòng sản phẩm 100 (hàm ý thiết bị có khả năng tái tạo âm nhạc như nguyên bản 100%). Công ty xác định mục tiêu hướng đến các thị trường hi-end có sức tiêu thụ lớn.
TRIẾT LÝ, KỸ THUẬT SẢN XUẤT
Theo quan điểm của Ypsilon, các thiết bị hi-end đúng nghĩa có thể làm người nghe quên đi sự hiện diện của chúng trong phòng nghe và trình diễn thật như bản gốc. Với các nhà sáng lập Ypsilon, đam mê âm thanh và hiểu biết về kỹ thuật điện tử là điều kiện cơ bản, có ý nghĩa quyết định với công ty sản xuất hi-end.
Sau nhiều thử nghiệm, Ypsilon quyết định chọn ampli hoạt động trên cơ chế đơn cực SET (single-end triode). Bởi thiết kế ampli SET có khả năng tái hiện âm sắc với âm thanh uyển chuyển hơn so với thiết kế push-pull. Ampli Ypsilon không thiên về đèn hay bán dẫn, bằng cách kết hợp cả đèn chân không và trasis-tor vào một thiết kế, ampli Ypsilon có nhiều ưu điểm (như bảo toàn tín hiệu sóng hình sin, ampli thuần class A có công suất ra lớn…) mà ampli dùng linh kiện bán dẫn hay đèn thuần túy không dễ có được. Ypsilon chủ yếu dùng đèn của Siemens, tuổi thọ trên 10.000 giờ.
Ypsilon cũng cho rằng: chất lượng ampli phụ thuộc vào nguồn năng lượng cung cấp, nên nguồn điện cấp cho máy hoạt động phải dòi dào và ít nhiễu. Vì vậy, Ypsilon tự sản xuất biến áp và cuộn cảm từ các vật liệu tốt nhất. Ypsilon có thiết kế bộ nguồn điện khá độc đáo khi một máy có thể có hơn một bộ cấp nguồn điện. Với vỏ máy, Ypsilon chọn loại nhôm máy bay chất lượng cao có độ dày 2-3cm, được gia công đẹp, kết cấu cơ học vững chắc và kích thước hợp lý với các sắp xếp linh kiện tối ưu.
CES 2010 là chuyến xuất ngoại hoành tráng nhất của Ypsilon. Theo kế hoạch ban đầu, Ypsilon cùng tham gia với hãng loa Tidal Audio. Ba tháng trước khi CES khai mạc, Yp-silon nhận thêm lời mời từ hãng loa nổi tiếng Perfect8. Theo đó, Ypsilon cùng với các nhà sản xuất tiếng tăm vùng Bắc Âu Perfect8, Au-dio Stone, ZenSati Cable trình diễn hệ thống hi-end hai kênh đắt giá nhất CES 2010 (khoảng một triệu USD). Tại CES 2010, Yp-silon đem đến toàn bộ sản phẩm dòng 100, từng thiết bị đều có nét độc đáo về thiết kế. Với việc trình diễn cùng các hiệu loa hạng “ultra”, Ypsilon đã có bước tiến quan trọng trên hành trình chinh phục thì trường Bắc Mỹ và cộng đồng hi-end thế giới.
NHỮNG SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Bộ cơ CDT/DAC 100
Yêu cầu đặt ra cho bộ cơ đầu đọc là lấy thông tin từ đĩa chính xác tuyệt đối, nhiễu jitter cực thấp, và rung chấn giảm tối đa. Ypsilon dùng bộ cơ quay Philip CD-Pro II, mạch tạo xung chủ chính xác đền phầm trăm triệu và xây dựng kết cấu cơ học vững chắc từ ngoài vào trong. Thiết kế toàn khối có dạng hình sandwich để lan tỏa lực nén ở trung tâm, vỏ máy làm bằng thép không rỉ và nhôm có độ cứng cao.
Ypsilon sử dụng tổ hợp chip chuyển D/A Burr Brown có độ tuyến tính và chính xác cao cho bộ DAC. Sau khi chuyển hóa thành analog, tín hiệu được giữ nguyên. Bộ cấp nguồn điện gồm các mạch chỉnh lưu sử dụng nhóm bóng C3G NOS và một số cuộn cảm. Quá trình chuyển hóa dòng thành điện thế do biến áp và các tụ điện dầu thực hiện. Tầng analog của DAC chạy mạch single-end dùng đèn 3 cực ở đầu ra.
Preampli PST 100
PST-100 có thiết kế tổng không dùng hồi tiếp toàn phần mà chỉ một phần nộ bộ sử dụng hồi tiếp. Bộ cấp nguồn gồm các mạch chỉnh lưu dùng đèn 6CA4 và bộ lọc cuộn cảm. Các đoạn dây bên trong máy nối theo kiểu point-to-point (kiểu nối dây trực tiếp từ chân các linh kiện với nhau). Các đấu dây này phải làm thủ công rất tỉ mỉ và công phu, nhưng chất lượng âm thanh được cải thiện hơn các hàn linh kiện lên bảng mạch in.
Phono preampli VPS 100
VPS 100 ứng dụng kỹ thuật mới chế tạo “RIAA Equalizer” với mạch LCR. VPS 100 dùng đèn chân không ở mạch chỉnh lưu (đèn 6CA4) và khuếch đại (đèn C3g), mạch không hồi tiếp, sử dụng biến áp (lõi từ vật liệu không kết tinh) thay cho cách làm thông thường bặng tụ điện/điện trở. RIAA được chia thành 2 tầng độ lợi, cực 2.123Hz dùng cuộn cảm lõi không khí, cực 50-500 Hz dùng đèn C3g.
Mono SET 100
SET-100 là thiết kế ampli lai, chỉ có 2 tầng độ lợi: đầu vào gồm cặp đèn triode 6H30 và mạch chỉnh lưu dùng đèn EZ81/6CA4, đầu ra gồm mạch chỉnh lưu và 16 sò công suất MOSFET. Mạch điện không dùng hồi tiếp toàn phần, chỉ một phần hồi tiếp nội bộ rất nhỏ ở đầu ra. Ampli có công suất 120W class A, điện trở dầu ra rất thấp 0,5 ohm.
Giá tham khảo (Thị trường Châu Âu):
- Mono SET 100 Mkll: 60.000 euro/cặp
- Preampli phono VPS 100: 15.500 euro
- Preampli PST 100: 17.500 euro
- Bộ cơ CDT 100: 15.500 euro
- DAC 100: 17.500 euro
Nghe Nhìn Việt Nam