HFVN – Năm 1906, Lee De Forest làm việc tại phòng thí nghiệm Bell America cho ra đời chiếc đèn điện tử ba cực đầu tiên trên thế giới với tên gọi “Audion” . Sáng chế này đã khởi đầu cho kỷ nguyên ứng dụng kỷ thuật điện tử vào tất cả các lĩnh vực của đời sống con người trong nhiều thập kỷ. Trước đại chiến thế giới II, trên thế giới đã lần lượct ra đời nhiếu hãng chế tạo đền điện tử nổi tiếng như Western Electric, Mullard, Telefunken, RCA, Plilips….Phát thanh truyền hình cũng như công nghiệp, quân sự không thể có được những thành tựu và những bước tiến nhanh chóng nếu vắng mặt đèn điện tử.

Thời kỳ hoàng kim của đèn điện tử là vào những năm 50 đến 70 của thế kỷ XX. Các fan của ban nhạc huyền thoại Beatles hẳn vẫn còn nhớ hình ảnh các nghệ sĩ say sưa với cây guitare điện và chiếc ampli VOX-30 chạy đèn EL-84 bên mình. Những Yesterday, Let it be…như cũng đươc bay bổng hơn nhờ chững máy tăng âm dùng đèn điện tử.

VINH QUANG BỊ LÃNG QUÊN

Vào những năm 80, khi linh kiện bán dẫn (Transistor, IC) phát triển nhanh chóng thì lãnh địa của đèn điện tử đã buộc phải thu hẹp lại. Linh kiện bán dẫn với những tính năng ưu việt về vật lý như nhỏ bé, chắc chắn, tiêu thụ ít điện năng ….đã dần dần thế chỗ đèn điện tử ở hầu hết các lĩnh vực, từ công nghiệp quân sự đến thiết bị giải trí trong gia đình. Từ đó, đèn điện tử hầu như bị rơi vào quên lãng. Sau nhiều năm nghiên cứu và chế tạo, người ta mới hiểu ra rằng: các linh kiện bán dẫn hiện nay chưa thể tạo ra được thứ âm thanh ngọt ngào và trung thực như âm thnah của các thiết bị cao cấp dùng đèn điện tử. Đặc biệt những ai thích nhạc cổ điển hoặc nhạc trình diễn bằng nhạc cụ acoustic cho biết các ampli chạy đèn tái tạo lại âm sắc của nhạc cụ rất chính xác, không bị cảm giác âm thanh” cứng” và “sắc” như các ampli bán dẫn thông thường. Từ những hệ thống ampli dùng đèn chất lượng cao, âm nhạc hiện ra thật dịu dàng và quyến rũ.Vì vậy, trong khi phần lớn các hãng đua nhau chuyển sang sản xuất ampli bán dẫn để nâng cao nâng cao năng suất và hạ giá thành thì vẫn có nhiều hãng kiên trì với triết âm thanh đèn điện tử và phần đông “dân chơi sành điệu” vẫn cứ phải “tầm” cho được một máy tăng âm chạy đèn để nghe nhạc thì mới “đã” cơn ghiền.

GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC PHẢI ĐƯỢC HỒI SINH

Nhưng tưởng đèn chỉ mãi là hoài niệm “vang bóng một thời”, nhưng đến thập kỷ 90, ngành công nghiệp chế tạo thiết bị audio ở các nước phương Tây, ở Mỹ và Nhật Bản lại tiếp tục cho ra đời các thiết bị âm thanh sử dụng linh kiện đèn điện tử. Do đặc điểm của ampli chạy đèn là phải dùng  các linh kiện chất lượng cao và lắp ráp hầu hết bằng tay ( band made) nên giá thành của chúng khá cao so với một ampli bán dẫn có cùng công suất. Trên thị trường thế giới hiện nay giá của một ampli chạy đèn phổ biến vào khoảng 1.000 tới 5.000 USD, còn những ampli cao cấp thậm chí có giá tới hàng nhiều chục ngàn USD.

Đèn điện tử từ quá khứ nay đã hồi sinh trở lại đàng hoàng “ngự trị” trong các dàn máy Hi-fi, hi-end sang trọng, đắt tiền và thực sự làm hài lòng được các bạn yêu nhạc có đôi tai nhạy cảm yêu cầu thưởng thức âm thanh thật cầu kỳ, tinh tế.

Như kẻ lãng du sau nhiều ngày các bụi, nay trở lại với âm thanh bóng đèn, người nghe nhạc thấy trong lòng mình tươi mát lại thứ cảm xúc âm nhạc nguyên sơ, chân chất nhất. Sự trở về đó phải chăng đã đưa người nghe đến được gần hơn cái đích cuối cùng của nghệ thuật tái tạo âm thanh chính là một sắc màu cuộc sống.