Mặc dù flash là một trong những cách để tạo sáng tốt, nhưng ánh sáng của thiết bị này thường bị ‘cứng’, hay dân Việt còn gọi là ‘gắt’, không làm chủ thể đẹp và nổi bật được.
Ánh sáng là một thành phần cực kỳ quan trọng trong nhiếp ảnh, trong đó đặc biệt là nhiếp ảnh cận cảnh (macro). Và mặc dù flash là một trong những cách để tạo sáng tốt, ánh sáng của thiết bị này thường bị ‘cứng’, hay dân Việt còn gọi là ‘gắt’, không làm chủ thể đẹp và nổi bật được.
Chính vì vậy trong đa phần trường hợp chụp, ta sẽ phải tìm cách để tản ánh sáng này ra, giúp cho nó ‘mềm’ và dịu mắt hơn. 2 bức hình này sẽ cho bạn hiểu được rõ sự khác biệt:
Ánh sáng trực tiếp (cứng)
Ánh sáng đã được tản (mềm)
Tại sao ta lại phải dùng tản sáng?
Dùng flash trong nhiếp ảnh macro khá là khó, vì chỉ một phần của đèn sẽ đến được với chủ thể, còn lại sẽ bị tiêu tán vào môi trường xung quanh. Nếu như không cẩn thận, ống kính cũng bạn cũng có thể tạo ra 1 vùng tối ở trong ảnh vì khoảng cách chụp quá gần. Và nếu như bạn quyết định tháo flash ra khỏi máy để cầm ở tay, thì tư thế cầm máy sẽ không hoàn hảo, gây ra rung lắc.
Ta sử dụng tản sáng tất nhiên là để làm ánh sáng mềm hơn, nhưng cũng có tác dụng là ‘hướng’ ánh sáng tới chủ thể, không làm nó bị tràn ra ngoài. Nhờ đó mà không cần phải tăng công suất đèn, tiết kiệm pin để sử dụng lâu dài.
Điều gì làm nên một tản sáng tốt?
Trong nhiếp ảnh macro thì những yếu tố dùng để đánh giá chất lượng của tản sáng là:
– Chất lượng ánh sáng: Diện tích tản sáng càng lớn, thì ánh sáng càng mềm mại và dịu mắt
– Tỷ lệ sáng: Bao nhiêu lượng sáng đến tới chủ thể, còn bao nhiêu bị tiêu tán ra môi trường.
– Độ dễ dùng: Tản sáng có tương thích với nhiều ống kính hay không, có dễ điều chỉnh hay không.
– Độ lớn: Càng lớn thì chất lượng ánh sáng càng cao, nhưng lại càng khó đem đi. Đây là lý do tại sao tản sáng trong studio lại siêu lớn, còn những loại được dùng để chụp sự kiện, ngoài trời thì chỉ nhỏ nhắn vừa để trong túi mà thôi.
Đi mua hay tự chế?
Hiện trên thị trường có một lượng tản sáng rất lớn, có một số chiếc rất hữu dụng, số khác thì không. Nếu bạn có thời gian và ‘hoa tay’ thì bạn nên tự chế để tản sáng phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất. Tất nhiên không phải giải pháp mua ở cửa hàng nào cũng tệ, vẫn có những loại dùng tốt, nhưng thường có giá bán cao hơn hẳn so với số vật liệu mà ta mua và tự làm.
Những vật liệu cơ bản để tự chế tản sáng bao gồm:
– Bìa các tông: Bạn cũng có thể sử dụng giấy bìa cứng để thay thế, hoặc một vỏ hộp khoai tây chiên Pringle.
– Vật liệu phản chiếu ánh sáng: Như giấy bạc để cuốn thức ăn chẳng hạn
– Một lớp tản xác: Foam bọt biển trong, giấy bong bóng đóng hàng,…
– Băng dính hoặc hồ dán
– Dây dính velcro
Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu một số loại tản sáng và so sánh tính hiệu quả của chúng.
#1. Tản sáng Sto-fen
Đây là tản sáng được tặng kèm theo một số đèn flash, đơn giản là một lớp nhựa nhỏ gắn trên đầu đèn.
Loại tản sáng này rất nhỏ gọn, nhưng không đem lại nhiều lợi ích về việc làm mềm ánh sáng.
– Chất lượng ánh sáng: Chất lượng ánh sáng gần như không khác so với việc không dùng.
– Tỷ lệ sáng: Khá kém, chỉ có một lượng sáng nhất định đến được vật cần chụp
– Độ dễ dùng: Dùng được với tất cả những đèn flash trên thị trường
– Độ lớn: Rất nhỏ, có thể đem đi được khắp mọi nơi, thích hợp với chụp hình sự kiện hơn là chụp ảnh macro.
Flash không có tản
Với tản Sto-Fen
#2. Softbox
Softbox là một loại tản sáng rất phổ biến với nhiều thể loại chụp hình khác nhau. Nhất là với chụp hình macro thì sự khác biệt khá là lớn so với không dùng. Loại tản sáng này cũng có ưu điểm về hướng sáng, khi có thể xoay để tập chung đèn vào 1 điểm.
Softbox macro thông dụng
Tản tự làm, có diện tích tản sáng lớn hơn nên ánh sáng cũng sẽ mềm hơn
– Chất lượng ánh sáng: Tùy thuộc vào độ lớn của softbox, nhưng thường là tốt.
– Tỷ lệ sáng: Hướng sáng tốt hơn nhiều so với tản Sto-fen.
– Độ dễ dùng: Dùng được với đa phần flash, cả khi gắn trên máy và cầm tay.
– Độ lớn: Có nhiều kích cỡ khác nhau, càng lớn thì càng có chất lượng tốt nhưng lại giảm tính tiện dụng đi.
Flash không tản
Sử dụng thêm softbox
Bạn có thể tạo được softbox cho riêng mình bằng những bước sau:
Tạo một chiếc phễu bằng giấy bạc cứng
Sau đó dùng băng dính để dán chúng vào với nhau.
Bức hình phía dưới được chụp bằng softbox DIY ở trên, cho một bức hình mềm mại. Nếu dùng flash không có tản thì lớp bên ngoài của con ong sẽ xuất hiện vùng sáng chói, không sửa lại được bằng phần mềm hậu kỳ.
Ánh sáng mềm giúp chủ thể và cả hậu cảnh đủ sáng, không có vùng tối mạnh
#3. Tản sáng bắn thẳng
Một loại tản sáng bắn thẳng mà ai cũng biết đó là ô, ta sẽ gắn flash lên đó để tạo ra 1 vùng sáng lớn hơn. Nhưng ô chỉ có thể dùng được trong điều kiện studio, còn khi ra ngoài trời thì ta sẽ phải sử dụng các biện pháp nhỏ gọn hơn.
Bất cứ bề mặt lớn, bán trong suốt nào cũng có thể tản được ánh sáng ra lớn hơn, giúp cho nó đến tới chủ thể từ tất cả mọi hướng.
Flash không tản
Có tản sáng thẳng
– Chất lượng ánh sáng: Tạo ra ánh sáng rất mềm mại, hơn cả những giải pháp ở trên
– Tỷ lệ sáng: Ta sẽ phải tăng thêm khoảng 1/2 bước sáng để có được một bức ảnh tương tự so với không dùng tản
– Độ dễ dùng: Chỉ có thể dùng được khi gắn đèn flash vào thân máy, vì đa phần tản sáng bắn thẳng sẽ gắn vào ống kính ở phía trước
– Độ lớn: Kích thước rất nhỏ, có thể gập gọn và đem đi khắp mọi nơi.
Ảnh sử dụng tản sáng bắn thẳng với khoảng cách lấy nét nửa inch
#4. Ống đựng khoai tây chiên
Hoặc ta cũng có thể cắt ở dưới đáy, giúp cho ống dài hơn để sử dụng với các ống kính có kích thước lớn:
Và nếu như vậy mà vẫn chưa thực sự hài lòng, thì ta có thể biến ống này thành một tản sáng góc giống như dưới đây:
Tản sáng góc
Tản sáng dạng đĩa (Beauty Dish) được làm bằng cách gắn thêm vật liệu vào tản sáng góc
Sau đây là những hình ảnh so sánh chất lượng hình ảnh của các loại tản sáng trên:
Flash không tản
Sử dụng thêm tản góc
Tản sáng dạng đĩa
Để tạo ra một tản sáng góc với ống khoai tây chiên, bạn có thể làm theo những bước sau:
Cắt phần đáy của hộp
Bẻ cung phần đáy thành hình chữ nhật giống đèn
Cắt một khoảng nhỏ ở giữa thân
Gập cong nó lại, ta đã có một tản sáng góc
Sử dụng thêm băng dính để cố định
Dùng hộp mỳ hoặc hộp kem để tạo ra một chiếc phễu
Gắn chúng lại với nhau bằng hồ
Cho giấy bạc vào bên trong để làm vật liệu tản sáng
Thêm một lớp giấy để làm ánh sáng mềm hơn
Với nhiều lớp tản sáng, ánh sáng sẽ trở nên mềm mai hơn bao giờ hết
Đây là kết quả cuối cùng
Một bức hình chụp với tản sáng góc:
#5. Lightbox (hộp sáng)
Lightbox là một biến thể của softbox, cũng dùng để tản ánh sáng ra một không gian rộng hơn:
Như lightbox cho phép ta đặt hẳn vật vào bên trong, và cũng có thể sử dụng các vật liệu khác nhau làm nền ở phía sau.
#6. Kính lọc
Có 2 loại kính lọc có thể sử dụng làm vật liệu tản sáng đó là CPL và kính lọc chỉ cho tia UV qua.
Kính xoay CPL có khả năng ‘cắt’ ánh sáng, chỉ cho nó đi qua 1 hướng nhất định mà thôi. CPL có cũng khả năng giảm lượng chói (flare) nhưng giữ được cường độ sáng nói chung, nhờ vậy mà ta có thể sử dụng nó trên đèn flash để chụp những vật dễ bị bóng.
Cả 2 filter CPL đều xoay về 1 hướng nên không tạo ra bất cứ hiệu ứng gì
Bằng cách xoay chúng đi, ta có thể giảm được ánh sáng phản chiếu, giúp ảnh ‘mềm’ hơn
Kính lọc UV (chỉ cho tia UV qua chứ không phải lọc bớt UV) sẽ cắt toàn bộ vùng ánh sáng nhìn thấy được và tia hồng ngoại, nên lượng sáng đi qua sẽ rất ít. Loại kính lọc này thường được sử dụng để chụp những con côn trùng nhiều màu sắc như chuồn chuồn.
Một con chuồn chuồn, được chụp dưới ánh sáng cực tím
Về tác giả: Maximilian Simson là một nhiếp ảnh gia tại London, chuyên về chụp hình chân dung và sự kiện, đang trong quá trình tìm hiểu ảnh mỹ thuật (fine art) và cận cảnh (macro). Bài viết là chia sẻ của anh với trang Petapixel.