Hàng ngày chúng ta luôn phải nghe những âm thanh vang lên không bao giờ hết từ môi trường xung quanh và bạn có biết, những âm thanh tự nhiên, những tiếng ồn đó đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của thời đại kỹ thuật số hiện nay. Thực hư chuyện đó ra sao? Mời cùng khám phá cùng “phù thủy âm thanh” Geoff Martin tại hãng Bang & Olufsen nhé.
Trong giới chuyên môn, người ta gọi Martin là “tonmeister” và theo ông, đó là sự kết hợp giữa “1 nhà sản xuất âm nhạc và một kỹ sư thu âm”. Thật ra khái niệm tonmeister bắt đầu từ những năm 1960 tại Đức và cách duy nhất để trở thành một người như vậy là nghề dạy nghề.
geoffmartin.
Geoff Martin – tonmeister tại Bang & Olufsen
Với tư cách là một tonmeister tại Bang & Olufsen, Martin đã giúp công ty thiết kế ra nhiều chiếc loa và hệ thống âm thanh tiên tiến. Tuy nhiên, công việc hiện tại của ông là vạch ra định hướng cho tương lai, xác định những sản phẩm nào mà người dùng sẽ mong muốn trong vòng 10 năm tới và xa hơn nữa.
Để làm được điều đó, ông phải nghiên cứu xem môi trường âm thanh đang thay đổi như thế nào và môi trường đó sẽ thay đổi mối quan hệ giữa con người với tiếng ồn và âm thanh ra sao?
Sự khác nhau giữa âm thanh và tiếng ồn
Hình sóng của nhiễu tạp – âm thanh mà các bạn nghe trong đài radio, cũng là một tín hiệu đầy đủ nhưng không chứa thông tin hữu ích
Âm thanh (Sound) và tiếng ồn (noise) là 2 khái niệm khác nhau. Theo Martin, từ tiếng ồn thường để chỉ những âm thanh không mong muốn, thí dụ như tiếng chói trong một bản thu âm. Đôi khi, tiếng ồn còn để chỉ những âm thanh mà dạng sóng của nó không hàm chứa thông tin hữu ích, thí dụ như tạp nhiễu sóng radio – những tiếng rè rè rẹt rẹt luôn tục phát ra khi bạn nghe đài.
(Sóng radio được dùng để truyền âm thanh, thí dụ như bài hát mà bạn yêu thích, bằng cách mã hóa âm thanh dưới dạng các mô hình sóng. Tạp nhiễu là khiếm khuyết của mô hình âm thanh và nó cũng là một tín hiệu hoàn chỉnh).
Đối với các kỹ sư âm thanh, tiếng ồn có nhiều màu sắc khác nhau và nó phụ thuộc vào đặc điểm phổ của nó. Một cách nôm na là mỗi tiếng ồn truyền tới tai người, gởi về não bộ và tạo nên những hình ảnh về kết cấu khác nhau của âm thanh, tương ứng với các hình ảnh đó người đã sẽ gán các màu tương ứng.
Các màu của tiếng ồn là màu trắng, hồng, đỏ, tím, lam và thậm chí chí là đen. Tuy nhiên, những tiếng ồn này không dễ phân biệt đối với những người chưa qua tập luyện. MỖi âm thanh đều có một dấu chỉ riêng, biểu thị tất cả những tần số cấu thành nên nó. (Phần lớn âm thanh đều là một hỗn hợp phức tạp của các rung động cơ học với nhiều tần số khác nhau.)
Tiếng ồn hồng: bạn thân của những nhà làm loa!
Biểu đồ tần số của tiếng ồn trắng (bên trái) và tiếng ồn hồng (bên phải)
Đối với các tonmeister, tiếng ồn là “bạn thân” của họ. Để kiểm tra thiết kế của một chiếc loa, Martin sử dụng “tiếng ồn hồng”. Nó tương tự như tiếng ồn trắng – âm thanh nhiễu hột mà chúng ta thường nghe trong radio, trong các kênh truyền hình không có tín hiệu và trong đó có chứa những tần số thuộc phạm vi nghe được của tai người (20 Hz tới 20 kHz).
Tuy nhiên khác với tiếng ồn trắng, tiếng ồn hồng không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên. Nó nằm ở giữa sự trật tự cứng nhắc và sự hỗn loạn hoàn toàn. Mô hình tiếng ồn hồng có thể nhìn thấy thông qua nhịp tim, DNA, lưu lượng giao thông, trong hầu hết các thiết bị điện tử và trong những giai điệu âm nhạc.
Do đó, “Tiếng ồn hồng được dùng để thử nghiệm các mẫu thiết bị âm thanh. Nó có phổ nội dung tương tự như âm nhạc nhưng lại tuân theo những mô hình lặp lại (ít biến thiên hơn) so với sử dụng những bài hát của ca sĩ hát.” Nhưng tiếng ồn lại là một điều phiền toái với phần lớn người dùng. Sự phiền của nó giống như ô nhiễm ánh sáng khiến ta không thể nhìn thấy bầu trời sao ban đêm.
Martin cho biết: “Thật khó để tới một nơi mà tất cả những gì mà bạn nghe đều đến từ tự nhiên. Ngay cả khi bạn đi tới một khu rừng hoang dã, bạn vẫn có thể nghe tiếng máy bay phản lực ở trên đầu.” Do đó, khi bước vào những tòa nhà hiện đại thì thứ đầu tiên mà bạn sẽ nghe (nếu để ý) là tiếng kêu của điều hòa nhiệt độ và đèn chiếu sáng. Chúng luôn có cùng một tầng số: 60Hz tại Bắc Mỹ, khoảng 50Hz tại Châu Âu và nó tương đương với hợp âm Si giáng (Bb).
Trên thực tế, Martin đã dùng lập luận này để giải thích tại sao một nhạc sĩ sống tại thành phố Vancouver luôn viết ra những bản nhạc ở cung Si giáng. Nhưng hiện tại, bản chất tự nhiên của sự phổ biến tiếng ồn đang thay đổi và theo Martin, “Chúng ta đang nhận ra ranh giới giữa những gì chúng ta nghĩ là thật và những thật sự thật ngày càng mong manh hơn.”
Toàn bộ những trường âm thanh đều được thiết kế cho chúng ta chứ không phải tạo ra một cách ngẫu nhiên nữa. Những âm thanh này bao gồm cả những âm thanh nhân tạo, được tạo ra một cách cẩn thận, tinh để để phù hợp với những gì người ta muốn nghe. Để làm được điều đó, người ta còn phải chú ý tới âm thanh từ máy sấy tóc, từ tiếng nhạc chuông điện thoại, tiếng mở khóa, khóa màn hình, tiếng pô xe,… Tỉ như âm thanh khi bạn đóng cửa xe hơi lại, bạn nghĩ rằng xe nào cũng giống nhau? Chưa chắc, các hãng luôn đau đầu tìm cách sửa đổi những âm thanh đó để dễ chịu hơn khi nghe.
Tương lai của ngành công nghiệp thu âm: Tai nghe hay loa? Cái gì cũng có cái giá của nó!
Như đã nói ở trên, cách chúng ta nghe nhạc đã, đang và sẽ luôn thay đổi. Chỉ trong vòng 10 – 15 năm trở lại đâu, hầu hết mọi người đều nghe nhạc chủ yếu từ loa. Giờ đây, những chiếc tai nghe thể thao đã ngày càng phổ biến (hoàn cảnh nước ngoài). Thiết bị này có thể cho phép người dùng nhận cuộc gọi, nghe nhạc từ smartphone, từ thiết bị thông minh của họ. Hơn nữa, nó còn có công nghệ chống ồn chủ động, giúp bạn loại bỏ được âm thanh từ môi trường xung quanh để tập trung nghe nhạc hơn.
Tuy nhiên, sự tiện lợi đó phải đánh đổi bằng một cái giá: không phải bản nhạc nào cũng được thu âm, thiết kế dành cho tai nghe. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi bạn xem một bộ phim chất lượng cao, được thiết kế cho màn ảnh rộng trên một một chiếc TV cỡ nhỏ. Cái giá phải trả là bạn sẽ mất đi nhiều chi tiết. Tương tự như vậy trong âm thanh, bạn sẽ không trọn vẹn thưởng thức được những bản nhạc được thiết kế dành cho loa bằng tai nghe.
Do đó, Martin nhận định điều này dần sẽ tạo nên sự chuyển biến trong ngành công nghiệp thu âm. Thay vì thu những bản nhạc bằng micro thông thường, chắc hẳn các phòng thu phải chuyển sang dùng loại mic để thu lại được âm thanh sẽ tái tạo bên trong đầu con người khi họ nghe bằng tai nghe. Nhưng một nghịch lý ở đây là điều gì sẽ xảy ra khi bạn dùng chính bản thu đó để phát trên loa hoặc một dàn âm thanh surround? Chẳng lẽ bạn chấp nhận xem một bộ phim truyền hình chiếu bằng màn ảnh rộng trong rạp?
Martin cho biết: “Nếu bạn có một bản thu âm được làm ra dành cho tai nghe, bạn sẽ bị mất rất nhiều thông tin. Dù thời đại của chúng ta chưa xuất hiện điều đó, nhưng nó là một viễn cảnh dễ nhận ra, một thế giới mà ngày càng có nhiều người gắn bó cuộc sống của họ với những chiếc tai nghe trên đầu.”
Nguồn : Sài Gòn HD