Theo báo cáo từ RIAA (Hiệp Hội Công Nghiệp Thu Âm Hoa Kỳ), doanh thu đĩa than nữa đầu năm 2015 tăng vọt 52 %, mức cao nhất kể từ năm 1994 và đang có dấu hiệu khôi phục “vị thế” một cách rõ rệt. Tại Mỹ, hiện nay số tiền thu được chỉ tính riêng từ việc bán record vượt tổng doanh thu của ba trang nghe nhạc trực tuyến phổ dụng: Spotify, Youtube và Vevo cộng lại.

Cùng thời điểm ấy, vô số tranh luận xoay quanh thắc mắc“liệu LP sẽ bỏ digital lại phía sau” dấy lên trong cộng đồng người yêu nhạc khắp toàn cầu. Với những ai háo hức hưởng ứng cuộc “cách mạng âm nhạc” này, điều tiên quyết là trang bị cho hệ thống giải trí của mình một turntable (đầu đĩa than) “đạt chất lượng”. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để tín đồ vinyl chạm tay đến sự lựa chọn hợp lý khi trên thị trường có quá nhiều sản phẩm với các mức giá khác nhau.

Qua những gợi ý sau, mong rằng sẽ giúp dân chơi đĩa nhựa đưa ra quyết định hoàn hảo, làm bàn đạp hữu hiệu cho hành trình chinh phục đam mê và khám phá những “điều tuyệt diệu” ẩn bên trong mỗi vinyl.

1. Tiền Nào Của Nấy

Tượng trưng cho cách thưởng thức vinyl cơ bản hay sơ cấp nhất, phần lớn các đầu đĩa than dòng phổ thông – những thiết kế có từ rất lâu đời – thường được che chắn bởi khung bảo vệ bằng nhựa và tích hợp loa. Tuy nhiên, nhằm cảm nhận trọn hiệu năng trình diễn ấm áp và sống động, dân chơi LP cần đầu tư ngân sách theo từng cấp độ hệ thống tương ứng.

Với các turntable tầm trung, điểm cải tiến dễ thấy là không còn trang bị sẵn loudspeaker, thay vào đó sẽ được phối ghép cùng loa rời. Ngoài ra, do đại đa số record player không đủ công suất để tải loa, sự hỗ trợ của phono pre–amp giữ vai trò khá “thiết yếu”. Mặt khác, một khi đã lạc vào “hội những người cuồng âm thanh hi–end”, hẳn nhiên ai nấy đều thấu hiểu tầm quan trọng mà mỗi nhân tố thuộc hệ thống LP đình đám mang lại – tiêu biểu như: platter (mâm xoay đặt đĩa), tonearm (cần đĩa than) bên cạnh một vài yếu tố khác.

Nhìn chung, việc mạnh dạn “rút hầu bao” đồng nghĩa mở ra cơ hội chạm gần hơn đến chất lượng giải trí tuyệt đỉnh, dù vậy hãy luôn tỉnh táo trong chi tiêu vì thú chơi hi–end vốn “không có điểm dừng”.

2. Điều Chỉnh Tay >< Điều Chỉnh Tự Động

Audiophiles có thể tùy chọn chế độ điều chỉnh tay (Manual) hoặc tự động điều chỉnh (Automatic) khi “tậu” cho mình một mâm đĩa xoay. Điều này, nói chính xác hơn, liên quan đến việc lắp đặt và thay thế đầu kim (cartridge). Theo đó, với hệ thống automatic, toàn thao tác được thực hiện bằng một nút lệnh. Trường hợp ngược lại, người dùng tự nhấc và treo tay cơ trên LP theo vị trí nhất định.

Đa phần các turntable tầm trung và high–end đều tích hợp hiệu chỉnh manual. Dù thế, đừng quá bận tâm vì khá dễ để nắm bắt kỹ thuật này.

3. Những Tốc Độ Quay Đĩa

Đa số các records quay với 1 trong 2 tốc độ chuẩn, được tính bằng số vòng / phút (RPM). Theo đó, những vinyl đường kính 17.78 cm (hay còn gọi là singles) quay 45 vòng / phút, trong khi các records 30 cm (còn gọi là albums & Eps), quay 33 vòng / phút. Lưu ý rằng, tất cả mọi mâm đĩa than đều hỗ trợ 2 tốc độ xoay này.

4. Vị Trí Đặt Turntable

Cần sự quan sát tổng thể để bố trí turntable sao cho hợp lý nhất. Nghe có vẻ không mấy quan trọng, nhưng việc làm này góp phần tạo nên hiệu ứng khả thi hơn thay vì đơn thuần chỉ đặt mâm đĩa xoay lên kệ.

Mặt khác, rung là hiện tượng dễ thấy khi turntable hoạt động. Về lý thuyết, sự rung xuất hiện khi kim di chuyển qua các rãnh ở record và tạo ra âm thanh. Những rung chấn từ bên ngoài, do đó, cũng sẽ hòa lẫn vào tín hiệu, thông thường ẩn mình dưới dạng tạp nhiễu. Nếu độ rung vượt mức cho phép, sẽ gây nên hiện tượng “kim nhảy bật”  và mọi thứ trở thành công cốc. Chính vì thế, music lovers cần để turntable trên một bề mặt vững chắc nhằm triệt tiêu nhiễu phát sinh, chẳng hạn như kệ đĩa than được thiết kế chuyên dụng cho khả năng giảm rung hữu hiệu.

5. Có Thể Nâng Cấp Linh Kiện Như Thế Nào?

Việc nâng cấp hệ thống thông thường tùy thuộc vào giá thành của player. Theo đó, với những models trên dòng nhập môn (entry–level), cho phép audiophiles thay thế hoặc điều chỉnh một vài linh kiện như sau:

  • Thớt Đĩa Than

Thớt đĩa than (platter) là bộ phận được dùng để đặt trực tiếp record. Xét theo nguyên lý chung, platter càng nặng mở ra khả năng chống rung càng tốt. Do đó, tín đồ vinyl có thể sử dụng tấm lót thớt hỗ trợ nhằm cải thiện khả năng chống rung.

  • Cần Đĩa Than (Tonearm)

Tonearm là bộ phận treo lửng chưng diện kim đĩa than tiếp xúc với bề mặt vinyl. Chất lượng cần đĩa than gây ảnh hưởng đáng kể đến tính chính xác lẫn độ ổn định khi đĩa quay.

  • Kim Đĩa Than (Stylus)

Stylus giữ chức năng tương tác với các rãnh trên LP, cũng như làm cầu nối giúp tái tạo chất âm trung thực và chi tiết. Việc nâng cấp slylus thật dễ dàng, được thực hiện khá thường xuyên bởi người dùng.

Sau cùng, music lovers cần cân nhắc giữa việc chọn mua một player xử lý tín hiệu hoàn toàn analog kết hợp với bộ chuyển đổi từ analog sang digial riêng lẻ hay một turntable tích hợp sẵn cổng USB giúp “số hóa” nguồn nhạc vinyl. Cổng này đồng thời cho phép chép nhạc sang MP3 một cách nhanh chóng, tiện ích và chính xác.

6. “Số Hóa” Các Đĩa Tín Hiệu Analog (Analog Records)

Sau cùng, music lovers cần cân nhắc giữa việc chọn mua một player xử lý tín hiệu hoàn toàn analog kết hợp với bộ chuyển đổi từ analog sang digial riêng lẻ hay một turntable tích hợp sẵn cổng USB giúp “số hóa” nguồn nhạc vinyl. Cổng này đồng thời cho phép chép nhạc sang MP3 một cách nhanh chóng, tiện ích và chính xác.

 

Nguồn: audio.vn