Những chiếc tai nghe đang dần trở thành một món phụ kiện công nghệ, món đồ thời trang không thể thiếu của mỗi người. Không chỉ giúp bạn giải trí, hỗ trợ công việc mà những chiếc tai nghe còn giúp làm đẹp, kết hợp với những bộ đồ để giúp bạn có thể bộc lộ được cá tính của bản thân. Những chiếc tai nghe đang dần lấn chiếm và có một chỗ đứng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, tuy nhiên có những điều có thể bạn vẫn chưa biết về món phụ kiện nhỏ bé này, và sau đây là 6 điều có thể bạn chưa biết về tai nghe.
- Chiếc tai nghe đầu tiên chỉ có duy nhất một bên củ tai
Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng những chiếc tai nghe được sinh ra để nhằm mục đích phục vụ nhu cầu giải trí của mọi người, đặc biệt là nghe nhạc, thể nhưng chiếc tai nghe đầu tiên trên thế giới lại được tạo ra để phục vụ cho công việc.
Vào thời điểm đó, những năm 1880 của thế kỷ 19, những chiếc tai nghe đầu tiên được sử dụng vào ngành công nghiệp viễn thông. Những nữ tổng đài viên đại thoại sử dụng mẫu tai nghe đầu tiên với cấu trúc chỉ sở hữu duy nhất một bên củ tai cùng với một hệ thống mic thu âm lớn được kết nối với nhau để giúp họ có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Đặc biệt là chiếc tai nghe có một trọng lượng vô cùng lớn lên tới 4kg và sẽ phải được cố định vào vai người đeo, một trong những chiếc tai nghe nặng nhất thế giới và chắc chắn nó sẽ chỉ dành cho những người có sức khỏe thực sự.
- Chiếc tai nghe hiện đại đầu tiên được tạo ra trong nhà bếp
Thật bất ngờ khi chiếc tai nghe hiện đại đầu tiên cũng không được sử dụng cho việc giải trí, nó được sử dụng trong một lĩnh vực vô cùng ý nghĩ, đó là Quân sự. Chiếc tai nghe hiện đại đầu tiên, do Nathaniel Baldwin làm ra hoàn toàn bằng tay trong căn bếp nhỏ của mình. Khác với chiếc tai nghe đầu tiên thì phiên bản tiền nhiệm này đã sở hữu hai củ tai cùng với hai earpad như đa số những mẫu tai nghe hiện đại bây giờ.
Do chế tác trong nhà bếp (ở Utah), cho nên năng suất sản phẩm rất thấp, chính vì vậy mà Hải quân mong muốn chuyển Nathaniel Baldwin đến một cơ sở làm việc với những máy móc, trang thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên, Nathaniel Baldwin là một người đa thê, nên ông đã từ chối rời khỏi Utah.
Một công ty khác với cái tên “Wireless Specialty Apparatus Co” đã quyết định góp vốn và hợp tác với Nathaniel Baldwin để sản xuất những chiếc tai nghe của ông tại một công xưởng đặt ngay tại Utah. Nhưng với một lý do nào đó, họ đã không thể nào tăng của những chiếc tai nghe mà họ bán cho Hải quân.
- Lý do những chiếc tai nghe đôi gợi nhớ đến những chiếc lon sắt (Cans)
Sự thật này bắt nguồn từ nước Mỹ, khi lon (Cans) thực sự là một tiếng lóng trong quá khứ, để ám chỉ những chiếc tai nghe, hoặc bất cứ thứ gì phát ra âm thanh và phải áp tai vào để lắng nghe.
Ở một cách lý giải khác, những người hipster ( dân mê nhạc Jazz trong văn hóa Mỹ ), thì lon (Cans) là cách dùng rút gọn của họ để ám chỉ tai nghe, một cách để họ đánh vần từ tai nghe một cách ngắn gọn nhất.
- Trước khi có hãng Dr Dre’s Beats đã từng có hãng âm thanh Koss Beatlephone
Hãng âm thanh Dr Dre’s Beats không phải hãng âm thanh đầu tiên trên thế giới có cái tên được đặt theo một nhạc sĩ nổi tiếng mà trước đó chúng ta còn có hãng Koss Beatlephone vô cùng nổi tiếng.
John C Koss, cha đẻ của những chiếc stereo headphone, không chỉ là một nhà sáng chế tài ba, ông còn là một nhà tiếp thị đại tài. Ông đã tận dụng rất tốt sức ảnh hưởng của những nhân vật nổi tiếng, gắn tên họ lên những sản phẩm của mình và dễ dàng chiếm lĩnh thị trường tai nghe trong thập niên 60 – 70.
Chính vì vậy mà nhóm nhạc The Beatles là một mục tiêu không thể bỏ qua. Công ty điện tử Koss Electronics của John C Koss đã quyết định hợp tác với The Beatles và cho ra thương hiệu Koss Beatlephone. Nếu bạn là một fan cứng của The Beatles, thì chắc chắn bạn sẽ muốn sở hữu một chiếc tai nghe của hãng âm thanh này.
- Tai nghe không có nghĩa là di động
Như nhiều người dùng vẫn thường suy nghĩ, những chiếc tai nghe là những sản phẩm nhỏ gọn, có tính di động cao, có thể dễ dàng mang đi mọi nơi. Tuy nhiên vào những năm 70, những chiếc tai nghe được sử dụng để nghe những bản ghi âm tại nhà, chính vì vậy mà sự nhỏ gọn và tính cơ động của những chiếc tai nghe (vào thời điểm đó) không được đề cao. Và những chiếc tai nghe vào thời điểm đó có khối lượng từ 1 đến 2kg. Để tránh những sự nhức mỏi khi sử dụng trong thời gian dài, những chiếc tai nghe của Beats chỉ có trọng lượng khoảng 215 gam.
Chỉ đến khi Sony tung ra những chiếc máy nghe nhạc Walkman nhỏ bé thì nhu cầu đòi hỏi những chiếc tai nghe di động mới thực sự được trú trọng và thực sự quan tâm, tạo nên sự thay đổi thực sự cho ngành công nghiệp tai nghe.
- Công nghệ chống ồn được phát triển vì những tiếng ồn của động cơ máy bay
Người sáng lập tập đoàn Bose, tiến sĩ Amare Bose trong chuyến bay trở về nhà từ Zurich, ông đã thử một trò giải trí mới trên máy bay. Tuy nhiên, ông đã thực sự thất vọng, khi tất cả những gì mà ông có thể nghe thấy chỉ là tiếng ồn động cơ quá lớn từ phía bên ngoài.
Theo như người ta kể lại, ngay lúc đó, Amare Bose đã mở cuốn sổ tay của mình, và phác thảo ngay ý tưởng về một chiếc tai nghe chống ồn. Và khi máy bay hạ cánh, Amare Bose đã hoàn thành bản thiết kế của mình, mẫu tai nghe đã mang lại danh tiếng và thành công vang dội cho Bose.
Những chiếc tai nghe chống ồn đầu tiên, được phát triển và phục vụ trong ngành hàng không. Vào những năm 80, các hãng hàng không đã nghiên cứu và tìm cách giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu thông qua việc giảm trong lượng của chiếc máy bay, trong số đó, họ đã loại bỏ lớp cách âm trong khoang lái của các phi công.
Việc loại bỏ lớp cách âm đã tạo ra tiếng ồn vô cùng lớn trong buồng lái và họ lo ngại đến việc ảnh hưởng đến thính lực của những phi công trong thời gian dài. Những chiếc tai nghe chống ồn nguyên mẫu đầu tiên của Bose đã được sử dụng trong những chuyến bay và nhận được những phản hồi rất tích cực.
Và chỉ đến năm 2000, Bose mới cân chỉnh để tạo ra những chiếc tai nghe chống ồn cho thị trường phổ thông, dễ dàng tiếp cận bởi nhiều người dùng. Chính thời điểm đó cũng đánh dấu cho sự ra đời của dòng sản phẩm QuietComfort, và cũng chính từ đó những chiếc tai nghe của Bose đã thực sự trở thành một tiêu chuẩn vàng mang tính biểu tượng cho những chiếc tai nghe chống ồn.
Nguồn: TT Audio