Luôn rất tuyệt để tìm ra một người có chung sở thích, một người nào đó hứng thú với âm nhạc và tự hào khi được gọi là audiophile. Nhưng … Peter Wolf ? Nổi tiếng là người hướng ngoại trên sân khấu, một nhân vật Boston-cum-Bronx được cả thế giới biết đến với những lời tựa giới thiệu dành cho ca khúc “Musta Got Lost” từ album live thứ hai của J. Geils Band, “Blow Your Face Out”, Wolf là niềm mong ước của hàng triệu phụ nữ trong suốt những thập niên 70 khi ông đại diện cho ban nhạc.
“Khi lớn lên, tôi biết một người đàn ông lịch lãm, người đã tìm ra một trong những người đầu tiên của các thương vụ audiophile tại New York. Nó nằm ngay dưới rạp chiếu phim Thailia, một rạp chiếu rất đẹp của Bronx. Trong quá trình kinh doanh, ông đã chuyển đến Madison Avenue. Ông đã có những người như Leonard Bernstein, Itzhak Perlman, và Jascha Heifetz, những người đến từ thế giới phim ảnh – Moss Hart. Ông làm tất cả hệ thống của họ. Tôi nhớ có lần mình đã ở trong shop của ông và lắng nghe vài thứ, tôi đã hỏi “Nút âm lượng ở đâu?”. Ông nhìn tôi và nói “Chúng tôi không có nút âm lượng ở thiết bị này, Peter.” Ông bắt đầu giảng giải cho tôi về thế giới mà những gì trở thành các thành phần và bộ phận. Nhưng đó chính là quyết định của tôi khi thử những thiết bị khác nhau để nâng cấp trải nghiệm nghe của mình.
“Sống ở Boston và vào thời điểm đó cũng có số lượng khá lớn những cửa hàng audio để kiểm tra, tôi đã biết rất nhiều người tại những cửa hàng khác nhau và họ mang đến nhiều loại thiết bị khác nhau mà có thể kiểm tra trong phòng nghe của tôi. Đầu tiên tôi nghĩ rằng thiết bị ống có thể là câu trả lời nhưng khi tôi đã có những thiết bị tube chất lượng, tôi nhận ra rằng đôi tai mình đã quá quen thuộc, có một sự chậm dãi chắc chắn về tube mà hoạt động cho âm nhạc rất tốt nhưng xung quanh chúng không có sự sắc nét và hiện hữu nhất định…”
Giống như hầu hết các thiết bị và những người yêu thích âm nhạc không quá giàu, những người sống trong những căn hộ ở đô thị nhỏ, Wolf đã nghe đủ những thiết bị mà ông ta thích để tìm kiếm giá trị: gear ordinaire – nghe như một đồng nho lớn.
Để đánh lạc hướng khỏi chủ nghĩa audiophile dù chỉ một lúc: Từ năm 1967 đến 1983 , Wolf đã ở trong một ban nhạc. Ban nhạc này đã đạt được những thành công với bản thu âm tốt nhất của nó và đạt được điều đó với cả bản thu tệ nhất. Mặc dù đạt được nhiều thành công, gồm 10 album chính và kể cả những thành công khiêm tốn nhất(Bloodshot, 1973), và cả những khoảnh khắc chưa được đánh giá cao, thì ban nhạc J.Geils Band là hành động xứng đáng nhất vẫn chưa giới thiệu vào Rock and Roll Hall of Fame. Sau khi tách khỏi Đại Tây Dương năm 1978, tiếp nối theo sự phát hành Monkey Island, Geils Band chuyển sang nhạc pop ngọt ngào và vô cùng ngạc nhiên nó đã được lọt vào top 40 single với “Love Stinks” (1980) và “Centerfold” (1981). Vào năm 1983, Wolf đã rời khỏi ban nhạc trong một không khí không quá thân thiện.
“Khi những vấn đề nghệ thuật bắt đầu xảy ra, ban nhạc muốn chuyển sang một hướng khác, nhận được nhiều tính thương mại hơn, và nó được quyết định rằng nó có thể tốt hơn cho tôi để sắp đặt công việc kinh doanh của riêng mình. Đó là một thời kì không thoải mái bởi ban nhạc là những điều vô cùng đặc biệt. Nó là duy nhất giống như một tình yêu vĩ đại và khi nó phải phân ly thì đó là một điều hết sức đớn đau. Hoặc ít nhất với tôi là như vậy.”
“Ban nhạc đã gắn bó với nhau suốt 17 năm, và tôi đóng một vai trò quan trọng trong rất nhiều sự phát triển của nó vì thế mà thật đau lòng khi chứng kiến nó phải rơi vào rất nhiều vấn đề. Như Springsteen nói, tôi nghĩ trong sự giới thiệu “Hall of Flame”, thật dễ để kéo ban nhạc lại gần nhau, thách thức thực sự và cũng là phần khó nhất chính là giữ chúng mãi cùng nhau.”
“Atlantic đã để chúng tôi lại một mình, dù tốt dù xấu. Bất kể thế nào, album đầu tiên của chúng tôi cơ bản được hoàn thành trong vòng 18 giờ đồng hồ. Đó là về cơ bản hai nhà sản xuất đều rất tốt dù không hề biết rằng chúng tôi từ đâu đến. Họ chỉ nói “Hãy chơi những gì các anh có”. Và chúng tôi đã chơi một ca khúc. Rồi họ lại bảo “hãy chơi một ca khúc khác”. Tôi nói với họ tên ca khúc và chúng tôi bắt đầu chơi ca khúc đó. Đó chính là cách chúng tôi tạo ra album này. Nó diễn ra rất nhanh chóng. Tôi thậm chí còn không biết rằng nếu như chúng tôi nhận thức được điều đó, thậm chí họ sẽ thu được rất nhiều bản nhạc mà sẽ trở thành album đầu tay.”
Một khám phá về album solo mới của Wolf mặc dù không phải không mong đợi như sự thu hút, đồng cảm của Wolf dành cho những thiết bị high-end như trong “A Cure for Loneliness,” của một bản acoustic thì sự hiện diện thực sự là hiệu quả. Trên thực tế, đĩa thu mới có thể được gọi là Peter Wolf Goes Country mà không phải là một sự bất ngờ khi cho rằng đây chính là đồng tác giả của “Cry One More Time” – một giai điệu được cover bởi Gram Parsons trên GP, đĩa thu solo đầu tiên của anh ấy.
Ba giai điệu trong đĩa thu mới chính là những bản cover câu chuyện âm nhạc thế giới của nhạc đồng quê trước đây. “It Was Always So Easy (To Find an Unhappy Woman)” được viết bởi Whitey Shafer và Doodle Owens, phát hành lần đầu tiên vào năm 1974 bởi Moe Bandy. Vào năm 1959, Thomas Wayne đã phát triển “Tragedy” sau đó bị Paul McCartney và Wings cắt giảm cho “Red Rose Speedway” trong một phiên bản mà vẫn bị giữ lại không được phát hành. Ca khúc cuối trong “A Cure for Loneliness” là “Stranger”, một sự liên kết gần gũi với đĩa nhạc của Lefty Frizzell.
“Tôi vô cùng ngạc nhiên khi những người yêu nhạc blues nói rằng họ ghét nhạc đồng quê còn những người yêu nhạc đồng quê thì bảo họ ghét nhạc blues. Với tôi cả hai đều như nhau. Tất cả đều là âm nhạc dành cho công nhân, là phương tiện giải trí cho những người lao động. Vào buổi tối thứ sáu, đối với người yêu nhạc đồng quê thì đó là những đêm nhạc ở quán honky-tonks rẻ tiền, còn với người yêu nhạc blues thì lại là những địa điểm “juke joints”. Những ca từ gần như giống nhau. Tôi rất lấy làm vinh dự khi được biết đến Muddy Waters, và tôi nhớ là anh ấy đã nói với tôi rằng anh ấy luôn nghe nhạc của [Grand Ole] Opry, anh ấy cũng đã nghe những ca khúc của Gene Autry từ rất sớm. Tôi nghĩ rằng ở miền Nam, vào cuối những năm 40 và 50, những ca sĩ nhạc đồng quê và blues thực sự đã đến cùng một tụ điểm. Có rất nhiều những ca sĩ vĩ đại như Jimmie Rodgers và Hank Williams đã gây rất nhiều ảnh hưởng đến những nghệ sĩ nhạc blues xung quanh họ. Đó chính là một phần của câu chuyện. Và tất nhiên, Elvis thực sự đã mang nó đến một tầm cao bởi ông đã toàn tâm toàn ý gắn kết với R&B và blues, và tất nhiên cả nhạc đồng quê nữa
Theo: Tapchihifi/Hằng Anh