HFVN – Đã cùng bạn đọc đi hết một vòng thế giới Hi-End. Hành trình nào rồi cũng phải tới đích và điềm đến cuối cùng là các đảo quốc Hi-End

photo_04

 

Nhật Bản – chiến lược đúng đắn
Ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia có truyền thống Hi-End hơn cả. Từ cuối thế kỉ XIX đầu XX, người Nhật nhập cảng hàng loạt hàng hóa phương Tây để tìm tòi học hỏi. Người Nhật cũng rất sành việc mua lại các thương hiệu Thương hiệu nước ngoài đã thành danh, ví dụ cái tên Denon lúc đầu cũng do một người Mỹ sáng lập, hay Victor cũng vậy. Tuy so ra, đến thời điểm hiện tại hàng Hi-End Nhật Bản vẫn chiếm khá ít thị phần so với hàng phương Tây. Điều này rõ ràng không phải vì trình độ của Nhật còn thua kém mà có thể nằm trong chiến lược phát triển của nước Nhật.

pre_ampli_3

Mọi người thường truyền tai nhau một câu được cho là khẩu hiệu hành động của Nhật “nước Nhật không cần chế tạo máy bay” . Đúng vậy, nước Nhật đã tập trung mọi nguồn lực trong việc biến xe hơi từ thứ hàng hóa xa xỉ trở thành phương tiện đi lại toàn xã hội. Về nghành điện tử, thì khỏi  nói, người Nhật hiện vẫn là “ông kẹ”. Chúng ta quá quen với hàng điện tử tiêu dùng đại chúng của Nhật, nhưng bên cạch đó vẫn có những tên tuổi đáng nể như Esoteric, Zanden, Nakamichi, ampli đèn WAVAC, Luxman… Và trong thế kỉ mới, khi mà Nhật sắp sửa cho ra lò những máy bay dân dụng “made in japan” thứ thiệt thì chúng ta cũng có thể chờ đợi sự bùng nổ thương hiệu Hi-End tại đảo quốc này, nhất là khi dân Nhật luôn được mệnh danh là nhừng tín đồ hi-end trung thành nhất.

1263510317

Và “quần đảo” còn lại
Hai đảo quốc Úc và New Zealand khoảng 10 năm trở lại bắt đầu góp mặt một vài tên hiệu Hi-End như Plinius Audio, Perreaux, Continuum Labs….
Các nhà sản xuất này đang cố gắng để thâm nhập ba thị trường truyền thông Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật, kèm thêm thị trường đang phát triển tốc độ rất nhanh là Nga cùng với “người khổng lồ đang ngủ” Trung Quốc đầy tiềm năng.

Một hòn đảo khác là Đài Loan cũng đang “chen chân” vào làng Hi-End thế giới. Các nhà sản xuất ở đảo này có một hạ tầng kỹ thuật và nguyên vật liệu hoàn hảo, đặc biệt là trong ngành điên tử. Thêm nửa họ rất có kinh nghiệm trong chuyện “hóa rồng”, từ người gia công đến nhà sản xuất thực thụ.

photolibrary_anniversary_lg

Thương hiệu Hi-End tại một số quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Trung Quốc cũng đã xuất hiện khá thường xuyên tại các cuộc triển lãm lớn. Theo giới chuyên môn, mặc dù hiện nay Hi-End Trung quốc đang chỉ ở tầm “đảo nhỏ” nhưng cũng đã có những tên tuổi đáng nể như shaling chẳng hạn. Thêm nữa, không ít thương hiệu phương Tây đã “chuyển quê” sang đây và có lẽ không lâu nữa Hi-End made in China thực thụ cũng sẽ làm nên chuyện.

hero_amp2

Tại Việt Nam, thị trường Hi-End nếu tính về tốc độ đã phát triển rất mạnh trong những năm vừa qua, nhưng về quy mô thì vẫn còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, điều này đồng nghiã với việc thị trường còn rất tiềm năng. Chính vì vậy, nhiều tên tuổi lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam và một số khác đang ngấp nghé nhảy vào. Một điểm nữa là dân Hi-End Việt Nam rất máu lửa, sẵn sàng “đầu tư” thiết bị ở mức cao nhất có thề và cũng rất ham tìm hiều, học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Về sản xuất, tuy hiện nay thương hiệu Việt mới phổ biến ở các mặt hàng đại chúng, nhưng cũng đã có những điểm sáng như Navison Audio hai năm liền được đánh giá cao tại CES Las Vegas, và đây có thể là những điểm đầu tiên để Việt Nam trở thành tên tuổi thực sự trong  bản đồ Hi-End thế giới.

Nhân Trần – ĐTTD